Lý do giám đốc bảo mật an ninh của Tiktok từ chức
Mới đây, Giám đốc an ninh toàn cầu (CSO) của TikTok, Roland Cloutier đã nộp đơn xin từ chức và sẽ chuyển sang vai trò cố vấn chiến lược.
Được biết, Giám đốc an ninh toàn cầu Roland Cloutier đã nộp đơn xin từ chức sau những lo ngại về cách công ty đang xử lý dữ liệu người dùng tại Mỹ.
Kim Albarella sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc bảo mật tạm thời, thay thế cho Cloutier. Cloutier sẽ chuyển sang vai trò cố vấn tại công ty để tập trung vào tác động kinh doanh của các chương trình bảo mật.
Theo Engadget, TikTok vừa thừa nhận các nhân viên bên ngoài Mỹ có thể truy cập thông tin dữ liệu người dùng, mặc dù cần phải được “ủy quyền và kiểm soát an ninh mạng mạnh mẽ” từ nhóm an ninh của họ tại Mỹ.
Giám đốc điều hành TikTok, Shou Zi Chew cho biết, công ty đang thành lập một bộ phận mới để quản lý dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ. Đây được xem là khoản đầu tư quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng, và nó cũng thay đổi vai trò của giám đốc bảo mật toàn cầu (CSO).
Không lâu trước đó, BuzzFeed News cho biết, các kỹ sư ở trụ sở Trung Quốc tại công ty mẹ ByteDance của TikTok đã truy cập vào dữ liệu không công khai về người dùng TikTok Mỹ trong nhiều lần, ít nhất từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 1 năm nay. TikTok cho biết, hiện họ lưu trữ tất cả dữ liệu của người dùng Mỹ trên các máy chủ đám mây của Oracle đặt tại quốc gia này và đang làm việc để xóa những dữ liệu riêng tư đó khỏi các máy chủ của chính công ty.
Trong một lá thư gửi cho một nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vào tháng này, CEO Chew viết rằng công ty đang tập trung vào việc loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về tính bảo mật của dữ liệu người dùng Mỹ.
Tiktok dự kiến ra mắt ứng dụng tương tự Instagram TikTok sẽ phát hành một ứng dụng mới tương tự như Instagram có tên là Kesong, cho phép người dùng chia sẻ các bài viết về mẹo thời trang và kinh nghiệm mua sắm. Cụ thể, Kesong được ra mắt nhằm mục đích lôi kéo khách hàng mua dịch vụ hoặc sản phẩm thông qua hệ thống bài đánh giá các chủ đề về xu hướng thời trang, quần áo được Gen Z yêu thích hoặc thậm chí là những mẹo vặt khi lướt web. Trong khi Facebook cố gắng sao chép ý tưởng từ TikTok, thì ByteDance được cho là đang mô phỏng theo phong cách của Xiaohongshu, một nền tảng phổ biến tương tự như Instagram. Trước đây, ByteDance đã từng phát hành dịch vụ tương tự như Instagram ở Trung Quốc, chẳng hạn như Xincao vào năm 2018 và Xintu vào năm 2019, mặc dù cả hai nền tảng nói trên đều không thành công và tạo được dấu ấn như TikTok. Tuy nhiên, một ứng dụng khác là Lemon8 của tập đoàn này đã có được sức hút ở nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản và Đông Nam Á. Cụ thể, Lemon8 là ứng dụng về phong cách sống được tải xuống nhiều thứ hai trên kho ứng dụng App Store ở Nhật Bản, đồng thời cũng đứng đầu bảng xếp hạng trong cửa hàng trực tuyến iOS ở Thái Lan. Vì vậy, Kesong được kỳ vọng là sẽ tiếp nối thành công của Lemon8, mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa đến khách hàng và người dùng trên toàn cầu. Mặc dù, hiện tại người dùng vẫn chưa rõ ngày phát hành chính thức cho nền tảng Kesong. Tuy nhiên, trang chủ chính thức của ByteDance thông báo ngày ra mắt ứng dụng dự kiến sẽ vào cuối mùa hè này. |
Tik tok có lẽ là cái tên không xa lạ với cư dân mạng vì những clip hài hước, thú vị trên đó. Tuy nhiên, người đàn ông đứng đằng sau ứng dụng này lại khá “kín tiếng“.
Nguồn: [Link nguồn]