Lộ diện quốc gia châu Á là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc cũng chỉ đứng thứ hai
Nợ Hoa Kỳ được xem là “chiếc áo sạch nhất trong đống áo bẩn” nên nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ vẫn rất lớn.
Quốc gia châu Á nào là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ?
Dữ liệu từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho thấy, vào tháng 8, lượng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ do nước ngoài nắm giữ đã đạt mức cao kỷ lục, tăng liên tiếp trong bốn tháng. Cụ thể, lượng trái phiếu này đã tăng lên 8,503 nghìn tỷ USD trong tháng 8, so với 8,338 nghìn tỷ USD của tháng trước, tương đương mức tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm bắt đầu tháng 8 ở mức 3,978% và giảm xuống 3,844% vào cuối tháng, giảm 13,4 điểm cơ bản. Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu về việc bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ, khi lạm phát dần đạt mục tiêu 2%. Cuối cùng, Fed đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 18 tháng 9.
Nhật Bản vẫn là quốc gia nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ lớn nhất (nói cách khác chính là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ), với tổng lượng nắm giữ đạt 1,129 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 3. Lượng trái phiếu do Nhật Bản nắm giữ đã tăng liên tiếp trong ba tháng.
Trong khi đó, lượng trái phiếu của Trung Quốc đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống còn 774,6 tỷ USD trong tháng 8. Trước đó, lượng nắm giữ của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất là 767,4 tỷ USD vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2010. Trung Quốc từng nắm giữ lượng trái phiếu kỷ lục 1,315 nghìn tỷ USD vào tháng 6 năm 2011.
Dữ liệu còn cho thấy các loại tài sản lớn khác của Hoa Kỳ cũng nhận được dòng tiền từ nước ngoài trong tháng. Tổng số vốn mua ròng chứng khoán dài hạn và ngắn hạn của nước ngoài, bao gồm cả dòng tiền ngân hàng, đã đạt 79,2 tỷ USD trong tháng 8, giảm đáng kể so với 159,1 tỷ USD của tháng 7.
Lượng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ do nước ngoài nắm giữ đã đạt mức cao kỷ lục, tăng liên tiếp trong bốn tháng
"Chiếc áo sạch nhất trong đống áo bẩn"
Hiện tại, nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ. Họ đã tích cực mua kể từ cuối năm 2022 khi Fed tăng lãi suất, và lợi suất dài hạn cao hơn khiến trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ hấp dẫn hơn so với các loại nợ có chủ quyền khác với lợi suất thấp hơn.
Chẳng hạn, lợi suất trái phiếu 10 năm của Ý hiện ở mức 3,36%, trong khi của Hoa Kỳ là 4,08%, mức đã tăng sau khi cắt giảm lãi suất. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Pháp là 2,90%, Đức là 2,19%, và Nhật Bản chỉ ở mức 0,97%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát của nước này (CPI lõi tăng 2,4%). Tất cả các nước này đều đang đối mặt với nợ công tăng nhanh, đặc biệt là Nhật Bản.
Vì vậy, đối với các nhà đầu tư, lợi suất của các nước này không hấp dẫn bằng lợi suất 4,08% của trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ, và do đó, nhu cầu vẫn còn. Nợ Hoa Kỳ được xem là “chiếc áo sạch nhất trong đống áo bẩn.”
Dữ liệu mới còn cho thấy tầm quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc đã giảm mạnh trong 12 năm qua, từ vị trí hai chủ nợ hàng đầu vào năm 2012 xuống thấp hơn nhiều so với các trung tâm tài chính và Khu vực đồng Euro vào năm 2024.
Tỷ lệ nắm giữ của nước ngoài đã giảm từ mức đỉnh 34% vào năm 2015 xuống mức thấp nhất là 22,2% vào tháng 10 năm 2023, vì nợ của Hoa Kỳ tăng nhanh hơn tốc độ mua nợ của nhà đầu tư nước ngoài. Dù họ vẫn mua thêm, nhưng tốc độ tăng không theo kịp nợ công Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, kể từ tháng 10 năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã tăng tốc độ mua nợ nhanh hơn so với tốc độ nợ công tăng, và tỷ lệ nắm giữ nợ của họ đã tăng lên, đạt 24,1% vào tháng 8, mức cao nhất trong hai năm qua.
Nợ công và cung tiền trên toàn cầu đang tăng nhanh chưa từng thấy, thúc đẩy sự tăng giá mạnh mẽ của vàng và Bitcoin. Các chuyên gia dự đoán rằng hai...
Nguồn: [Link nguồn]