Lộ diện những doanh nghiệp đang sở hữu cả ''núi'' tiền mặt
21 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vốn hóa tỷ USD trên sàn chứng khoán đang có gần 320.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, trong đó có đến 12 doanh nghiệp ghi nhận tiền mặt tăng mạnh trong 3 tháng qua.
Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas, mã chứng khoán: GAS) sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi lớn nhất lên tới 40.767 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,7 tỷ USD. Con số này chiếm 46% tổng tài sản của GAS và tăng khoảng 3.900 tỷ đồng so với cuối quý I. Trong 6 tháng đầu năm, khoản tiền gửi ngân hàng này đã đem về cho công ty hơn 1.033 tỷ đồng lãi.
Đứng thứ 2 trong danh sách này là Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) khi sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi 36.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD. Tại ngày 30/6, tiền và các khoản tương đương tiền thể hiện trên bảng cân đối kế toán của HPG là 13.252 tỷ đồng, tăng 4.928 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn là 22.848 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 3 là Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) với 29.229 tỷ đồng, tăng 17% so với thời điểm đầu năm và chiếm 39% tổng tài sản. Nửa đầu năm 2023, số tiền gửi này đã mang về cho Lọc hóa dầu Bình Sơn hơn 762 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày nhận gần 3 tỷ đồng.
Tổng công ty khí Việt Nam sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi lớn nhất lên tới 40.767 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty CP Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) đang có tổng cộng 26.685 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tăng 37% so với đầu năm và chiếm khoảng 44% tổng tài sản của tập đoàn.
Tại ngày 30/6, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) có mức tăng nhanh nhất với tỷ lệ 72%, từ mức 14.195 tỷ lên 24.420 tỷ đồng. Khoản tiền gửi này mang về cho Thế giới Di động đến hơn 809 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền này giúp Thế giới Di động thoát thua lỗ trong quý II năm nay.
Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) với tổng giá trị 21.464 tỷ đồng. Nửa đầu năm, Vinamilk thu về 708 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng. Đây cũng là khoản mục đóng góp lớn vào lợi nhuận của công ty này.
Tại thời điểm 30/6, quy mô tài sản Coteccons ở mức 21.375 tỷ đồng, tăng 13% so đầu năm. Trong đó, Coteccons đang có gần 1.883 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 77%. Giá trị hàng tồn kho hơn 3.148 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận khối lượng tiền mặt, tiền gửi tăng mạnh trong nửa đầu năm, như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (15.279 tỷ đồng), Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (17.815 tỷ đồng), Công ty CP Hàng không VietJet (2.165 tỷ đồng)…
Nguồn: [Link nguồn]
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, 6 tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán vẫn có kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, trừ một số doanh nghiệp bất...