Liên tiếp nhận đòn trừng phạt của phương Tây: Kinh tế Nga ra sao?
Sau khi xung đột Nga – Ukraine diễn ra, các nước Phương Tây liên tục giáng các đòn trừng phạt về kinh tế với Nga. Điều này được đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước này.
Các nhà kinh tế tại Capital Economics dự đoán rằng các lệnh trừng phạt của Phương Tây có khả năng khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm 12% vào năm 2022, trong khi lạm phát dự kiến sẽ vượt quá 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu đã dự đoán nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 10%, đây là mức suy thoái sâu nhất của Nga trong gần 30 năm. GDP của Nga sau đó sẽ đi ngang vào năm 2023 và bước vào thời kỳ dài tăng trưởng không đáng kể.
Goldman Sachs cũng đã dự báo mức giảm 10%, trong khi Viện nghiên cứu tài chính quốc tế dự báo GDP Nga sẽ giảm 15% vào năm 2022 và đến năm 2023 sẽ tiếp tục giảm 3%.
Tổng thống Nga Putin
Hoạt động sản xuất của Nga trong tháng 3 giảm sút mạnh nhất kể từ tháng 5/2020 do thiếu nguyên liệu và chậm trễ giao hàng đè nặng lên các nhà máy.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global xếp hạng cho Nga, được công bố vào hôm 31/3, đã giảm từ 48,6 trong tháng 2 xuống 44,1 vào tháng 3. Chỉ số PMI ở mức dưới 50 thể hiện sự thu hẹp của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã lưu ý rằng sự sụt giảm là "trên diện rộng, với sản lượng giảm mạnh, các đơn đặt hàng mới và (đặc biệt) là các đơn hàng xuất khẩu".
Theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 mà UBND TP Hà Nội vừa ban hành, ở giai đoạn 1, Hà Nội sẽ xây mới 6 cây cầu bắc qua sông Hồng bao gồm: Hồng Hà, Thượng...
Nguồn: [Link nguồn]