Lao đao vì Covid-19, nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam muốn kiếm hàng chục nghìn tỷ đồng

Thị trường lại tiếp tục có một phiên giao dịch trái chiều với sắc đỏ áp đảo.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,12 điểm (0,6%) về mốc 854,59 điểm. Tương tự Upcom-Index cũng giảm 0,11 điểm (0,19%) về mốc 56,63 điểm. Trái lại, HNX-Index chốt phiên tăng 0,38 điểm (0,33%) lên 114,07 điểm.

VN-Index giảm 5,12 điểm (0,6%) về mốc 854,59 điểm.

VN-Index giảm 5,12 điểm (0,6%) về mốc 854,59 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục giảm với tổng giá trị trên cả 3 sàn đạt hơn 5.200 tỷ đồng.

Sắc đỏ áp đảo thị trường với 345 mã giảm giá và 28 mã giảm sàn. Trong khi đó có 237 mã tăng giá cùng 37 mã tăng trần.

Bộ ba cổ phiếu VIC, VCB, VNM là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi lầ lượt 1,24; 1,05 và 0,35 điểm. Ở chiều ngược lại, nỗ lực của NVL, HPG, STB cũng không đủ để kéo thị trường tăng điểm.

Hiện VJC vẫn đang ở mốc 108.500 đồng/cổ phiếu.

Hiện VJC vẫn đang ở mốc 108.500 đồng/cổ phiếu.

Trong phiên này, cũng như biến động của thị trường, cổ phiếu VJC cũng có phiên giao dịch khá giằng co. Sắc đỏ bao chùm toàn bộ phiên, có những lúc VJC giảm tới 500 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, may mắn ở những phút cuối cùng của phiên, VJC quay đầu tăng trở lại và đóng cửa ở mốc tham chiếu. Hiện VJC vẫn đang ở mốc 108.500 đồng/cổ phiếu.

VJC suốt thời gian qua cũng gặp khá nhiều khó khăn khi giao dịch giằng co. Tính chung qua 1 tháng mã này đang mất đi gần 5%.

Tuy nhiên, nếu so với mốc giá thấp nhất của VJC vào ngày 23/3/2020 là 95.800 (thời điểm dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hang không Việt Nam) thì đến nay VJC đã hồi phục được gần 12,5%.

Hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang trải qua thời kì nhiều khó khăn vì Covid-19.

Hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang trải qua thời kì nhiều khó khăn vì Covid-19.

Cũng giống như cổ phiếu VJC, tình hình kinh doanh của CTCP Hàng không Vietjet Air của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đang dần hồi phục lại dù còn nhiều khó khăn. Trong tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 27/6 tới, HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vẫn đề ra những mục tiêu kinh doanh lạc quan dù ngành hàng không gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19.

Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 36.000 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 24.600 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 100 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt điểm hòa vốn.

HĐQT Vietjet khẳng định đây là những chỉ tiêu tốt nhất đối với công ty trong bối cảnh hiện nay.

So với cùng kỳ 2019, doanh thu hợp nhất của hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam dự kiến giảm 29%, còn doanh thu vận tải hàng không giảm 40%, lãi trước thuế hợp nhất giảm 98%.

Vietjet cho biết mục tiêu chính năm nay là mở rộng và phát triển vững chắc mạng bay nội địa, quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính; đầu tư phát triển thương mại điện tử; hoàn thiện hệ thống vận hành, quy trình khai thác; tập trung quản lý chi phí với mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu về chi phí trên mỗi đơn vị ASK, hiệu quả hoạt động tốt nhất trong ngành; đa dạng hóa phương án tài trợ vốn. 

Kết thúc quý I, Vietjet đạt doanh thu 7.200 tỷ và lỗ sau thuế 990 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo trải qua một quý thua lỗ từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Công ty nhận định mức lỗ này thấp hơn con số dự kiến và ở mức tích cực so với ngành hàng không toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 25/6: Lao dốc sau phiên tăng sốc, nhà đầu tư hoảng loạn

Sáng nay giá vàng thế giới hạ nhiệt so với hôm nay nhưng vẫn duy trì ở đỉnh 7 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN