“Làng không ngủ” Ước Lễ mùa Tết, tất bật ngày đêm, ra lò cả tấn giò vẫn không kịp đơn khách

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Từ lâu, giò chả là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam trong những ngày lễ Tết. Chính vì thế, cứ đến tháng Chạp, người dân làng nghề giò chả Ước Lễ lại tất bật, làm ngày đêm không hết việc.

Làng Ước Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với sản phẩm giò chả Ước Lễ. Những ngày thường, công việc của người dân trong làng vốn đã bận rộn, khi dịp Tết đến Xuân về thì lượng công việc bận hơn hàng chục lần.

Sản phẩm của Ước Lễ đa dạng từ giò lụa, giò bò, giò bê, cho đến cả nem chua, chả cốm, chả quế, chả mỡ, đã góp phần vào đời sống văn hóa ẩm thực thêm đặc sắc. Tuy nhiên, giò chả, giò bò và chả quế vẫn là nổi tiếng nhất, được lòng người dân cả Nam lẫn Bắc, thậm chí một số khách sành ăn còn đặt hàng gửi cho người thân ở nước ngoài.

 Vào tháng Chạp, từ sáng đến tối khuya, nhà nào cũng rộn rã, tất bật...

 Vào tháng Chạp, từ sáng đến tối khuya, nhà nào cũng rộn rã, tất bật...

Theo lời các nghệ nhân làng Ước Lễ, không ai biết chính xác nghề giò chả có từ thời nào. Chỉ biết rằng, ngay trên chiếc cổng làng cổ vẫn còn nguyên những hoa văn, chạm trổ tinh tế, lưu giữ từ thời nhà Mạc, với bốn chữ do vua Minh Mạng ban “Mỹ tục khả phong” (Phong tục tốt đẹp).

Cũng theo các nghệ nhân của làng, để làm được cây giò ngon, người thợ phải đặt phần thịt mông của lợn hoặc bò. Phần thịt này có độ kết dính cao, thịt chắc và thơm. Thịt đưa về đều được lọc bỏ mỡ, gân nếu làm giò lụa. Đây là công đoạn quan trọng để tạo ra hương vị giò Ước Lễ.

Để làm được cây giò ngon, người thợ phải đặt phần thịt mông, thịt còn tươi mới tạo được độ kết dính

Để làm được cây giò ngon, người thợ phải đặt phần thịt mông, thịt còn tươi mới tạo được độ kết dính

Việc nêm nếm thịt cũng tuân theo quy tắc ngũ hành âm dương, và kết hợp sử dụng nước mắm cốt gia truyền để tạo sự đậm đà. Cuối cùng, thành phẩm sẽ được gói chặt tay và kỹ lưỡng với lá chuối để dậy thêm mùi thơm. 

Giò chả Ước Lễ thành phẩm có hương thơm đượm, dai xơ tự nhiên chứ không mịn, phần mỡ không tan hết, giò bị lỗ rỗ không đặc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Loan, người xã Ước Lễ (Thanh Oai, Hà Nội) nhiều đời làm giò chả, là một trong 20 gia đình thuộc Hợp tác xã giò chả Ước Lễ mang nghề truyền thống đi nhiều nơi trong và ngoài nước.

Trước kia, làng Ước Lễ chỉ có hai loại: Giò lụa và chả lụa. Hầu hết làm thủ công bằng tay các công đoạn. Nhưng nay, số người giữ nghề ít, khoa học kỹ thuật hiện đại nên khâu giã, hấp được máy móc hóa để giải phóng sức lao động và cho năng suất cao hơn.

Cũng để đáp ứng thị hiếu thị trường, ngày nay ngoài giò chả truyền thống, các gia đình làm tới 25 món giò chả các loại: giò bò, giò tai, giò sụn, chả cốm, chả ốc, chả nấm, chả gân bò...

Nghệ nhân giò chả Nguyễn Đức Bình chia sẻ một số đặc điểm về nghề làm giò chả Ước Lễ

Nghệ nhân giò chả Nguyễn Đức Bình chia sẻ một số đặc điểm về nghề làm giò chả Ước Lễ

Chia sẻ thêm về những thăng trầm của nghề này một thời, nghệ nhân giò chả Nguyễn Đức Bình chia sẻ: “Nghề giò chả Ước Lễ đã tồn tại 500 – 700 năm nay. Dưới thời phong kiến, đây được coi là món ăn cao quý dùng để tiến vua. Thời đó, nếu bữa cỗ có món giò là được coi như sang nhất vùng. Đến thời bao cấp, giò chả được coi là món ăn xa xỉ, bị quy vào hàng cấm. Những người làm giò chả Ước Lễ cũng gặp nhiều khó khăn.”…

Giờ đây, với các gia đình Việt, khi nhà có cỗ như cưới hỏi, giỗ, dựng nhà,..., đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền, thì món giò nhất định không thể thiếu được trong thực đơn.

Những ngày cận Tết, người người nhà nhà nơi đây tất bật làm giò chả truyền thống 

Những ngày cận Tết, người người nhà nhà nơi đây tất bật làm giò chả truyền thống 

Vào những ngày cuối cùng của năm, đặc biệt từ thời điểm đầu tháng Chạp âm lịch, nếu có dịp tới thăm làng Ước Lễ, bạn sẽ thấy người người nhà nhà làm giò chả truyền thống đang bắt đầu tất bật lên kế hoạch và chuẩn bị nguyên liệu cho dịp Tết Nguyên Đán. Trung bình, mỗi ngày mỗi cơ sở sản xuất từ 1 tấn, cao điểm dịp Tết xuất 3 tấn/ngày.

Trong mâm cỗ Tết cổ truyền của mỗi gia đình, không thể thiếu món ăn đặc trưng này

Trong mâm cỗ Tết cổ truyền của mỗi gia đình, không thể thiếu món ăn đặc trưng này

Món ăn này từ trước đến nay luôn được bao bì theo dạng truyền thống và bán theo kg với giá thành dao động từ 140.000 - 300.000 đồng/kg. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hộp quà Tết toàn thịt tươi sống giá hàng triệu đồng, khách đua nhau đặt mua

Hộp quà này đều được làm từ thịt cá, thịt bò sống với giá bán lên đến 3 triệu đồng/hộp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN