Lãi suất tiết kiệm liên tục tăng ấn tượng, hiện đang ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trái ngược với đà suy giảm của một số kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, BĐS, năm 2022 lại chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của kênh lãi tiết kiệm ngân hàng.

Cụ thể vào đầu tháng 1/2022, lãi tiết kiệm ngân hàng phổ biến ở mức 4-5,5%/năm với kỳ hạn 6 tháng, với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng được hưởng lãi tiết kiệm trong khoảng từ 5,2-6,9%/năm và kỳ hạn 24 tháng lãi tiết kiệm được các nhà băng niêm yết ở mức 5,3-6,8%/năm.

Tuy nhiên, từ tháng 6/2022 lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã tăng mạnh so với đầu năm. Dẫn đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng. Đứng thứ hai là Kienlongbank khi tăng mạnh 0,55 điểm phần trăm từ mức 6,75%/năm lên 7,3%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Tại thời điểm này có 13 ngân hàng khác nhau niêm yết lãi suất tiết kiệm 12 tháng từ 6,9%/năm trở lên.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank, VietinBank, BIDV và VietinBank có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi đó Agribank huy động vốn với lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.

Thậm chí đến ngày 23/9/2022, Ngân hàng Nhà nước tăng một loạt lãi suất điều hành tại một số kỳ hạn. Theo đó, Lãi suất tái cấp vốn được nâng lên 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 6,0%/năm.

Ngay sau đó, các ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất các sản phẩm tiền gửi đã lên đến 8,4%/năm, thậm chí có ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho kỳ hạn 13 tháng cao nhất lên tới 8,8%/năm.

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 9/2022, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đã tăng 0,12 điểm phần trăm so với cuối tháng 8/2022 và tăng 0,58 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

Không chỉ lãi suất kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động 12 tháng cũng tăng thêm 0,06 phần trăm, lên mức 6,24%/năm. Như vậy, lãi suất huy động 12 tháng đã tăng 0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ và 0,41 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

Lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt sau đề xuất áp trần của VNBA

Lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt sau đề xuất áp trần của VNBA

Đến ngày 25/10, một lần nữa Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất thêm 1%. Theo đó, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.

Ngay sau đó, các ngân hàng tiếp tục cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm. Tới thời điểm cuối tháng 11/2022, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất dành cho kỳ hạn 6 tháng lên đến 9,35%/năm, hình thức gửi online, được áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Với kỳ hạn 36 tháng, khách hàng được hưởng lãi tiết kiệm cao nhất lên tới 9,75%/năm.

Theo sau là Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) với mức lãi suất 9,3%/năm kỳ hạn 6 tháng, hình thức gửi tiết kiệm online đối với khách hàng cá nhân. Các ngân hàng khác cũng có lãi suất cao kỳ hạn 6 tháng có thể kể đến như Kienlong Bank, VietCapital Bank, VietABank, SaigonBank, Nam A Bank,... Mức lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng lên tới 11,5%/năm được ngân hàng ABBank áp dụng tại kỳ hạn 13 tháng.

Thậm chí đến đầu tháng 12, loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm khi lãi suất tiết kiệm vượt 10%/năm ở nhiều kỳ hạn, trong đó có cả kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể, lãi suất cao nhất tại OCB sẽ lên tới 10,5%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng với số tiền từ 50 tỷ đồng.

Tại DongABank, chỉ từ 1 tỷ đồng trở lên, khách hàng có thể nhận được lãi tiết kiệm cao nhất 10,7% ở kỳ hạn 13 đến 36 tháng. Với kỳ hạn 6 tháng, khách hàng có thể được áp dụng mức lãi lên tới 10,05-10,2%/năm khi nhà băng này đang có chính sách cộng thêm lãi suất từ 0,7%/năm đến 0,85%/năm cho khách hàng tùy theo số tiền gửi.

Tại một số ngân hàng khi gửi tiết kiệm với số tiền lớn và mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ, khách hàng có thể được hưởng lãi suất tiết kiệm lên tới 13%/năm.

Trước cuộc đua lãi suất tiết kiệm của các nhà băng, từ giữa tháng 12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đề xuất mức lãi tiết kiệm tối đa 9,5%/năm cho các kỳ hạn, bao gồm cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất. Điều này nhằm ổn định mặt bằng huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.

Sau lời kêu gọi này nhiều ngân hàng đã phát đi tín hiệu giảm lãi suất huy động, theo khảo sát đến cuối tháng 12 lãi suất tiết kiệm cao nhất được các ngân hàng điều chỉnh về mức dưới 9,5%/năm như đề xuất của VNBA. Hiện một số nhà băng có lãi suất tiết kiệm ở mức tối đa 9,5%/năm ở kỳ hạn 12 đến 36 tháng có thể kể đến là Đông Á, PGBank, Saigonbank.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho rằng, hiện nay các ngân hàng thương mại đồng thuận giữ mức lãi suất tiền gửi tối đa không quá 9,5%/năm, cũng như đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng có ý nghĩa rất lớn.

Tiến sĩ 58 tuổi người Nam Định sở hữu tài sản gần 7.300 tỷ đồng

Mặc dù dòng tiền đổ vào chứng khoán hao hụt trước kỳ nghỉ Tết dương lịch, tuy nhiên khối tài sản đại gia Nam Định này vẫn ghi nhận mức tăng thêm hơn 400 tỷ đồng chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN