Kỳ thủ cờ vua bỏ học từ năm 14 tuổi trở thành tỷ phú: Con đường dẫn đến sự giàu có không cần bằng cấp nhưng nhất thiết phải có điều này

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sai lầm, thất bại, thất vọng để rồi thành công, "3-4 năm đầu tiên trong nghề, tôi mắc đầy rẫy những sai lầm" - tỷ phú trẻ chia sẻ.

Bằng cấp vốn được coi là nền tảng của mọi sự thành công, tuy nhiên, không ít người chọn cách đi "tắt" để chạm tay vào ngọn lửa vinh danh - Nikhil Kamath là 1 người như thế. Trở thành tỷ phú có trong tay khối tài sản trị giá 1,55 tỷ USD (35.777 tỷ đồng), Nikhil Kamath được vinh danh là tỷ phú trẻ tuổi nhất Ấn Độ trong lĩnh vực đầu tư tài chính.

Thế nhưng trước đó, Nikhil Kamath từng có thời gian bỏ học và cũng từng rất lo lắng để tìm hướng đi cho bản thân.

Nhà vô địch cờ vua bỏ học năm 14 tuổi

Nikhil Kamath sinh ra trong gia đình có bố là quản lý ngân hàng, mẹ là giáo viên dạy âm nhạc. Khi còn là 1 cậu bé 5 tuổi, Kamath luôn ước mơ trở thành một kỳ thủ chuyên nghiệp. Anh được làm quen với bộ môn này khi mới 5 tuổi và sớm bộc lộ tài năng. Sau này, Kamath cũng có nhiều cơ hội đối đầu với những người chơi giỏi nhất của Ấn Độ.

"Giống như nhiều việc trong cuộc sống, nếu bạn giỏi hơn một chút ở một môn thể thao hay một công việc nào đó, bạn sẽ bắt đầu thích nó hơn và làm nó nhiều hơn. Tôi cũng như thế với cờ vua", chàng trai trẻ tâm sự.

Tỷ phú trẻ Nikhil Kamath

Tỷ phú trẻ Nikhil Kamath

Ở tuổi 14, Nikhil Kamath kiên quyết bỏ học để theo nghiệp cờ vua, điều này khiến bố mẹ và bạn bè anh phản đối kịch liệt, họ đưa ra hàng tỷ lý do để chỉ ra rằng việc bỏ dở con đường học tập của anh là sai lầm.

Tuy nhiên, Kamath lại dần nhận ra tài năng của mình không thể đạt đến đỉnh cao để có thể kiếm sống từ cờ vua. Vì vậy, ở tuổi 17, anh quay lại vạch xuất phát để tìm công việc phù hợp với mình.

Kamath tâm sự: "Trở lại sau một quãng thời gian nghỉ học, chứng kiến các bạn cùng độ tuổi đã vào đại học, rồi đi làm với những công việc ổn định, trong khi tôi vẫn đang loay hoay, điều đó đã làm tôi có chút lo lắng. Còn bố mẹ tôi cũng không khỏi suy tư".

Anh không ngại lao động chân tay, thử sức ở nhiều vị trí bao gồm cả tư vấn viên điện thoại. Kamath tâm sự không ai muốn thuê người không có bằng đại học nên anh phải tìm công việc không cần bằng cấp. Lúc này Nikhil Kamath biết đến chứng khoán.

Bỏ học từ năm 14 tuổi nhưng niềm đam mê kinh doanh đã chắp cánh cho thành công của anh.

Bỏ học từ năm 14 tuổi nhưng niềm đam mê kinh doanh đã chắp cánh cho thành công của anh.

Niềm đam mê chắp cánh cho sự thành công

Với niềm đam mê kinh doanh, anh đã tham gia thị trường chứng khoán nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và anh trai. Điều thú vị anh thấy trong lĩnh vực kinh doanh là không đòi hỏi bằng cấp tối thiểu.

Ai cũng có thể nghiên cứu về thị trường tài chính, có thể qua nghiên cứu trên mạng Internet hoặc sách tham khảo, tham gia đầu tư và tự mình trở thành thương nhân giỏi.

Nikhil Kamath thích thú với việc giao dịch là không có giới hạn tối đa, anh nói: "Việc giao dịch trên sàn chứng khoán không yêu cầu bất kỳ bằng cấp nào cả. Bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu thị trường tài chính. Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ sách, trên mạng và tự mình trở thành một nhà giao dịch".

Sai lầm, thất bại, thất vọng để rồi thành công, "3-4 năm đầu tiên trong nghề, tôi mắc đầy rẫy những sai lầm. Tôi kiếm được một chút, sau đó mắc sai lầm, rồi lại kiếm được. Vòng quay ấy cứ tiếp diễn trong vài năm", Nikhil Kamath chia sẻ.

Gia đình tỷ phú Nikhil Kamath

Gia đình tỷ phú Nikhil Kamath

"Giáo viên tốt trong kinh doanh là kinh nghiệm. Không ai dạy bạn trở thành một doanh nhân giỏi tốt bằng việc mất tiền. Khi nghĩ lại quãng thời gian đó, tôi cho rằng đó là những bài học lớn nhất trong đời. Không có ngôi trường nào dạy bạn cách kinh doanh tốt hơn trải nghiệm những thăng trầm", Kamath nói.

Kamath cho biết, những kỹ năng anh học được khi chơi cờ vua đã giúp bản thân rất nhiều trong kinh doanh. Cờ vua giúp anh hiểu rõ tầm quan trọng của làm việc trong khuôn khổ, tinh thần kỷ luật, tự tạo ra các quy định và tuân theo.

Hai anh em Kamath dồn tiền tiết kiệm để tạo dựng nền tảng môi giới đơn giản, giá cả hợp lý cho các nhà đầu tư. Năm 2010, công ty môi giới thương mại Zerodha ra đời, với nghĩa tiếng Phạn là "rào cản", "ra đời".

Không đầu tư bên ngoài hoặc thuê quảng cáo, công ty của anh em Kamath hoạt động nhờ khách hàng truyền miệng. "Chúng tôi khác biệt với các công ty khác ở một điểm, đó là chúng tôi chưa bao giờ nhận các nhà đầu tư hoặc huy động vốn từ bên ngoài. Chúng tôi đặt mục tiêu ngay từ đầu là xây dựng một sản phẩm thật tốt và thu hút khách hàng nhờ truyền miệng" - Kamath cho hay.

Nhờ hoạt động thuận lợi, khối tài sản của hai anh em Kamath ngày một tăng. Năm 2019, hai anh em tiếp tục ra mắt công ty quản lý tài khoản True Beacon, chuyên giải quyết vấn đề trong mô hình quản lý tài chính truyền thống.

Trong năm 2020, đợt dịch Covid-19 bùng phát bất ngờ trở thành cơ hội với thị trường chứng khoán. Bên cạnh đầu tư vàng và bất động sản, người dân Ấn Độ cũng đổ xô mua cổ phiếu trong năm ngoái.

Ước tính, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Zerodha tăng gấp đôi, vượt mức 4 triệu người khi Ấn Độ áp lệnh phong tỏa toàn quốc.

Hiện hơn 15% giao dịch bán lẻ của Ấn Độ được thực hiện thông qua nền tảng Zerodha.

Vào tháng 10/2020, Kamath cùng anh trai lọt vào danh sách 100 người giàu nhất Ấn Độ do tạp chí Forbes bình chọn với khối tài sản trị giá 1,55 tỷ USD. Ở tuổi 34, Kamath trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ.

Anh em nhà Kamath trên bìa tạp chí Forbes India.

Anh em nhà Kamath trên bìa tạp chí Forbes India.

Không giống như các quỹ truyền thống tính phí khách hàng bằng một phần tài sản được quản lý cũng như thiết lập chi phí và phí hàng năm, True Beacon chỉ tính phí dựa trên hiệu suất. Anh em nhà Kamath nói rằng mức 10% thúc đẩy công ty đạt được lợi nhuận tốt hơn. "Nếu khách hàng không làm tốt vì bất kỳ lý do gì trong khoảng thời gian 5 năm, chúng tôi không có doanh thu với tư cách là một công ty. Vì vậy, chúng tôi thực sự nỗ lực hết mình và nói rằng chúng tôi sẽ tạo ra một thứ gì đó khác biệt, hoàn toàn phù hợp với khách hàng và rất, rất minh bạch. Tôi đoán thời gian sẽ trả lời xem mọi chuyện diễn ra như thế nào,"Nikhil nói.

True Beacon đặt mục tiêu vượt trội hơn Nifty - chỉ số chứng khoán chuẩn của quốc gia - từ 6% -8%. Trong năm đầu tiên, quỹ đã vượt qua mức chuẩn đó hơn 26%. Trong khi đó, lượng khách hàng tăng tới 20% so với thời gian đầu khi các nhà đầu tư quốc tế giàu có tìm kiếm nơi ẩn náu vào cổ phiếu Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong những năm tới, nhà Kamath hy vọng công ty có thể đạt mức định giá hàng tỷ USD và được ví như một "con kỳ lân" của ngành đầu tư mạo hiểm.

Loạt doanh nhân Việt không tiếc tiền làm từ thiện

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, nhiều doanh nhân Việt còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Ca ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN