Kinh tế nhiều nước “đau đớn” khi đồng Đô la Mỹ mạnh hơn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Fed không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Giáo sư Eswar Prasad nói: “Bất kỳ sự chậm trễ nào trong hành động đều có thể khiến mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn.”

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) quyết tâm đẩy lùi lạm phát trong nước bằng cách tăng lãi suất. Tuy nhiên điều này đang gây ra “nỗi đau sâu sắc” ở các nước khác, đẩy giá cả lên cao, tăng quy mô thanh toán nợ và tăng nguy cơ giảm sâu suy thoái kinh tế, The New York Times (NYT) đưa tin.

Báo cáo cho biết: “Những đợt tăng lãi suất đó đang làm tăng giá trị của đồng đô la Mỹ - đồng tiền sử dụng cho phần lớn thương mại và giao dịch trên thế giới - và gây ra bất ổn kinh tế ở cả các quốc gia giàu và nghèo”.

Kinh tế nhiều nước “đau đớn” khi đồng Đô la Mỹ mạnh hơn - 1

Eswar Prasad, giáo sư kinh tế tại Cornell và là tác giả của một số cuốn sách về tiền tệ cho biết: “Đối với phần còn lại của thế giới, đó là một tình huống không có lợi”.

Đồng thời, ông cho biết Fed không có lựa chọn nào khác ngoài hành động tích cực để kiểm soát lạm phát. Ông nói thêm: “Bất kỳ sự chậm trễ nào trong hành động cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.”

Báo cáo cho biết: “Các quyết định chính sách được đưa ra ở Washington thường gây ảnh hưởng rộng lớn”, đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ là siêu cường với nền kinh tế lớn nhất thế giới và trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ, và “khi nói đến tài chính và thương mại toàn cầu, ảnh hưởng của nó là quá lớn.”

Đồng Bảng Anh chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD khi các nhà đầu tư chùn bước trước kế hoạch cắt giảm thuế và chi tiêu của chính phủ. Trong khi đó, Trung Quốc đã cố định đồng Nhân dân tệ ở mức thấp nhất trong hai năm qua khi thực hiện các bước để quản lý sự suy giảm của đồng tiền.

Nigeria và Somalia là những nơi nguy cơ thiếu đói đã rình rập và việc đồng đô la Mỹ mạnh đang đẩy giá thực phẩm, nhiên liệu và thuốc nhập khẩu lên cao. Đồng USD mạnh đang đẩy Argentina, Ai Cập và Kenya đến gần với tình trạng vỡ nợ; đe dọa đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Hàn Quốc.

Và hiện tại, giá trị của đồng USD so với các loại tiền tệ chính khác như đồng Yên Nhật đã đạt mức cao trong nhiều thập kỷ. Đồng Euro, được 19 quốc gia trên khắp châu Âu sử dụng, lần đầu tiên kể từ năm 2002 đạt tỷ giá ngang bằng với đồng USD vào tháng 6. Đồng USD cũng đang lấn át các đồng tiền khác, bao gồm đồng Real của Brazil, đồng Won của Hàn Quốc và đồng Dinar Tunisia.

Lãi suất tăng làm cho đồng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi đảm bảo lợi nhuận cao hơn. Điều đó có nghĩa là dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi ít hơn, gây thêm căng thẳng cho các nền kinh tế đó.

Nhóm người dễ bị tổn thương nhất phải đối mặt với tác động lớn nhất. Các nước nghèo thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả các khoản vay bằng USD, bất kể tỷ giá hối đoái là bao nhiêu tại thời điểm vay tiền lần đầu. Trong quá khứ, lãi suất Mỹ tăng vọt là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ thảm khốc ở Mỹ Latinh vào những năm 1980.

Tình hình trở nên đặc biệt khó khăn vì nhiều quốc gia đã phải trả nợ trên mức trung bình để đối phó với thảm họa do đại dịch gây ra. Và giờ đây họ đang phải đối mặt với áp lực mới khi giá thực phẩm và năng lượng tăng cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức cảnh báo mức lạm phát chưa từng có

Chủ tịch ngân hàng Bundesbank cho biết giá năng lượng tăng do sự thắt chặt khí đốt của Nga có khả năng đẩy lạm phát lên trên 10%

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo New York Times) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN