Kịch bản lạc quan nhất cho tăng trưởng kinh tế năm nay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong kịch bản lạc quan nhất mà Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo GDP Việt Nam năm nay có thể tăng 6,48%. Theo CIEM, "chìa khóa" tăng trưởng trong bối cảnh mới đến từ cải cách thể chế. 

Trong Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024, công bố sáng nay (15/1), CIEM đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Kịch bản 1, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm, lạm phát neo cao, các nước chưa hạ lãi suất ở quy mô lớn, chuỗi cung ứng hàng hóa tiếp tục đối mặt với gián đoạn nghiêm trọng ở một số tuyến vận tải. GDP thế giới tăng 2,9% Với kịch bản này, CIEM dự báo GDP Việt Nam trong năm 2024 có thể tăng 6,13%, lạm phát bình quân là 3,94%, tăng trưởng xuất khẩu 4,02%.

Kịch bản 2, giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ điều chỉnh GDP của thế giới tăng 3,2% và một số chỉ tiêu tín dụng. Theo đó, GDP Việt Nam có thể tăng 6,48%, lạm phát bình quân 3,72%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 5,19%.

CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng năm nay, nằm trong mục tiêu Quốc Hội đề ra (6-6,5%).

CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng năm nay, nằm trong mục tiêu Quốc Hội đề ra (6-6,5%).

Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM - đánh giá, năm 2024 còn nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, nếu duy trì và làm sâu sắc hơn chất lượng cải cách thể chế, kinh tế Việt Nam có thể tự tin về khả năng có những kết quả tích cực trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam không chỉ dựa vào giải pháp tài khóa và tiền tệ, mà đã tạo dựng không ít động lực mới từ cải cách thể chế kinh tế. Các động lực đến từ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế mới, cải cách môi trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện quy hoạch và thể chế liên kết vùng. Chính phủ cũng đã nhìn nhận thẳng thắn, cầu thị về các vấn đề cần tháo gỡ; trong đó có tình trạng nợ đọng văn bản, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, khó khăn đối với hấp thụ vốn… để từ đó có những chỉ đạo, nghiên cứu tháo gỡ.

"Trong bối cảnh phát triển mới, chúng tôi tâm niệm thể chế chính là nguồn lực, thậm chí “chìa khóa” cho tăng trưởng của Việt Nam”, bà Minh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM - cho rằng, một số diễn biến từ thế giới có ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam cần được theo dõi. Năm 2024, Việt Nam càng phải quyết liệt hơn với cải cách thể chế kinh tế để tăng tốc phục hồi tăng trưởng.

Theo ông Dương, Việt Nam cần sớm có các cơ chế thử nghiệm phù hợp để “chắp cánh” cho các mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp hướng tới tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tranh thủ hỗ trợ của đối tác FTA thông qua các điều khoản về hợp tác phát triển.

Nguồn: [Link nguồn]

Tài sản của 5 người giàu nhất hành tinh tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020, trong khi gần 5 tỷ người nghèo hơn vì lạm phát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN