Khủng hoảng trầm trọng, Pháp và Đức bơm tiền "khủng" cứu nguy kinh tế

Các nhà lãnh đạo EU đã tiết lộ trong nhiều tuần qua về cách thức giúp khu vực eurozone phục hồi kinh tế hiệu quả nhất trước tác động của đại dịch corona. Đề xuất giữa Paris và Berlin có thể báo hiệu một con đường khó khăn chờ đợi phía trước.

Các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức đã đề xuất một quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro (tương đương 540 tỷ USD) mỗi bên để giúp nền kinh tế của Liên minh châu Âu phục hồi sau tác động của cuộc khủng hoảng corona. Thỏa thuận giữa hai quốc gia đã đạt được sau khi tổ chức nhiều cuộc đàm phán ảo.

Đức và Pháp họp trực tuyến để bàn về gói cứu trợ mới (Nguồn: DW)

Đức và Pháp họp trực tuyến để bàn về gói cứu trợ mới (Nguồn: DW)

Theo đề xuất được thông qua, các khoản quỹ này sẽ được trao dưới dạng tài trợ cho các khu vực và đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở EU. 27 quốc gia EU cũng sẽ cùng nhau đi vay để gây quỹ. Khoản tài trợ trị giá 500 tỷ euro được đề xuất sẽ bổ sung cho ngân sách của EU trong giai đoạn 2021-2027, nâng tổng số quỹ hỗ trợ lên gần 1 nghìn tỷ euro trong giai đoạn này.

Thỏa thuận giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng euro - có thể mở đường cho một thỏa thuận lớn hơn trong EU.

Các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế Pháp sau cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 có thể tiêu tốn tới 450 tỷ euro (khoảng 490 tỷ USD), tương đương với 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đưa ra ngày 25/5.

Tính đến nay, Chính phủ Pháp đã "bơm" 110 tỷ euro để hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng. Dự kiến, chính phủ sẽ điều chỉnh con số trên, với một dự luật sửa đổi ngân sách 2020 vào ngày 10/6 tới. Một trong những biện pháp gây tốn kém nhất là các khoản trợ cấp cho lao động nghỉ việc.

Trong khi đó, cùng ngày, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức đã công bố số liệu cho thấy việc sụt giảm vốn đầu tư, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu đã đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này rơi vào khủng hoảng trong quý đầu tiên của năm 2020.

Cụ thể, so với quý 4/2019, vốn đầu tư của Đức trong quý 1/2020 giảm 6,9%, tiêu dùng tư nhân giảm 3,2% và xuất khẩu giảm 3,1%.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng kế hoạch hôm thứ Hai là một biện pháp "ngắn hạn" đối với khủng hoảng và giải pháp dài hạn, bao gồm cải cách EU, sẽ được thảo luận sau "vì châu Âu phải phát triển hơn nữa".

Nguồn: [Link nguồn]

Tái mở cửa sau dịch Covid-19, châu Âu khuyến khích người dân đi xe đạp

Xây dựng thêm các làn cho xe đạp là biện pháp được các thành phố châu Âu sử dụng khi nới lỏng lệnh phong tỏa để giảm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo DW) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN