Khu buôn bán sầm uất nhất thế giới chìm trong bóng tối, tiểu thương thoi thóp hoạt động

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều nhà máy ở trung tâm xuất khẩu Yiwu, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, buộc phải cắt giảm sản lượng vì phân phối điện.

Vốn là khu chợ buôn bán luôn có đầy các quầy hàng nhộn nhịp trưng bày mọi thứ, từ đồ trang trí Giáng sinh đến các bộ phận máy móc, Chợ Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay đang hoạt động với tốc độ chậm hơn rất nhiều, các gian hàng ngừng hoạt động và chìm trong bóng tối vì thiếu hụt điện năng.

Khu buôn bán sầm uất nhất thế giới chìm trong bóng tối, tiểu thương thoi thóp hoạt động - 1

Thang cuốn và máy điều hòa không khí đã ngừng hoạt động bên trong khu phức hợp rộng 4 triệu mét vuông và các chủ cửa hàng, kinh doanh dần trở nên thoi tháp trước đại dịch Covid-19 và phải tạm ngừng hoạt động trong các cửa hàng của họ giữa cái nóng ngột ngạt.

Yiwu, được mệnh danh là phòng trưng bày sản xuất của Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, với các hạn chế đi lại khiến người mua nước ngoài không thể đến thăm thành phố phụ thuộc vào thương mại. Nhưng giờ đây, nó phải đối mặt với một thách thức mới: việc phân bổ điện năng do cuộc khủng hoảng điện ảnh hưởng đến các vùng của nền kinh tế số 2 thế giới.

Cách khu chợ không xa, trong khu công nghiệp của Yiwu, các chủ nhà máy lo lắng về việc sản xuất bị gián đoạn giữa những tiếng kêu inh ỏi phát ra từ những chiếc máy phát điện chạy suốt ngày đêm để duy trì hoạt động của máy móc.

Khu buôn bán sầm uất nhất thế giới chìm trong bóng tối, tiểu thương thoi thóp hoạt động - 2

“Có vẻ như mọi người không còn cách nào để kiếm sống”, He Meiling, người sở hữu một nhà máy đóng gói ở Nghĩa Ô, hiện chỉ hoạt động với một nửa công suất do hạn chế về nguồn điện, cho biết.

“Thị trường đang lộn xộn, rất lộn xộn. Giá nguyên vật liệu đã tăng chóng mặt, lương công nhân tiếp tục tăng và tiền thuê nhà đang tăng lên, giống như giá của mọi thứ khác, nhưng sản xuất bị hạn chế và thu nhập của chúng tôi đang bị thu hẹp.”

Khi các nhà máy đóng cửa và sản xuất chậm lại, các chuỗi cung ứng rộng lớn của Trung Quốc, vốn không thể phục hồi sau cuộc tấn công của đại dịch Covid-19 vào năm ngoái, một lần nữa bị phá vỡ, gây ra tắc nghẽn và thiếu hụt nguồn cung.

Tại Ngọc Hoàn, thành phố phía đông nam tỉnh Chiết Giang, các nhà máy đã giảm thời gian sản xuất xuống còn 2 hoặc 3 ngày một tuần. Nhưng nhiều công nhân phải tăng thời gian làm việc lên 15 tiếng một ngày để giải quyết các đơn hàng tồn đọng.

Bà Lu, người đã cùng chồng kinh doanh trong hơn ba thập kỷ, chứng kiến những công ty khác phá sản trong vòng hai năm qua, chia sẻ: “Mọi người đều đang trải qua thời gian khó khăn. Khách hàng chi tiêu ít hơn, chúng tôi bán được ít hàng hơn và các nhà máy nhận được ít đơn đặt hàng hơn nên sản xuất đi xuống. Chúng tôi chỉ đang cố gắng tồn tại và hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng điện đến mỗi doanh nghiệp không giống nhau. Các công ty lớn như SANY Heavy Industry, nhà sản xuất thiết bị hạng nặng đa quốc gia, dường như không bị ảnh hưởng. Nhà máy của công ty ở thủ đô đã điều chỉnh hoạt động về đêm để tránh tiêu thụ điện năng giờ cao điểm.

Nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không có được những chuẩn bị như vậy. Nhiều công ty phàn nàn về việc liên lạc ngắt quãng và không có thông báo cắt điện. Nhà máy dệt may Huang Feng ở Nghĩa Ô bị bất ngờ về việc cắt điện không báo trước. Vì bị cắt điện đột ngột, nhà máy sản xuất mũ, khăn và các phụ kiện cao cấp đã bị trì hoãn sản xuất, gây thiệt hại hơn 15.600 USD.

Mặc dù Trung Quốc kêu gọi tăng nhập khẩu than và gia tăng sản lượng nội địa, các nhà phân tích dự đoán khủng hoảng điện sẽ kéo dài ít nhất đến mùa xuân năm sau. Đầu tháng này, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tự do hóa giá cả trong lĩnh vực điện nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện.

Nguồn: [Link nguồn]

Khủng hoảng kinh tế, nước này phải dùng vàng để mua xăng dầu về cho người dân

Venezuela đã chuyển vàng cho Iran để thanh toán số nhiên liệu xăng dầu mà Tehran gửi đến Venezuela.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN