"Khóc ròng" nạn "người bán ảo-mất tiền thật" trong dịch Covid-19

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi nhiều người mua hàng chốt giá chuyển tiền vào tài khoản, các chủ bán đã nhanh tay chặn số, mất tích trong giây lát.

Miền Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, việc đi chợ hộ dù rất cố gắng nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.

Nhiều cá nhân, gia đình đã tiếp cận với phương thức đi chợ online trên các hội nhóm chợ mạng xã hội. Có nhiều group có hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn thành viên, trao đổi buôn bán sôi nổi. Chỉ cần gõ tìm kiếm "chợ online" trên Facebook sẽ cho ra vô vàn gợi ý nhóm tương ứng với các quận, huyện ở Tp.HCM. 

Ngoài các hội nhóm kín, thì hầu hết các nhóm đều để chế độ hiển thị công khai để mọi người thỏa sức tìm kiếm những mặt hàng cần thiết.

Tuy nhiên, không ít người lợi dụng tình hình dịch bệnh, người dân khó mua thực phẩm để lừa đảo.

Bài viết của một số thành viên về việc bị lừa tiền khi đi chợ online. (Ảnh Zing.vn)

Bài viết của một số thành viên về việc bị lừa tiền khi đi chợ online. (Ảnh Zing.vn)

Tài khoản tên "Thu B." chia sẻ: "Bên bán tên là T.T yêu cầu chuyển khoản trước, tôi đồng ý vì nghĩ dịch bệnh nên mua bán thực phẩm cũng khó khăn. Chuyển tiền xong, người bán hẹn 2 tiếng sau sẽ giao hàng vì tìm shipper khó quá. Sau đó họ báo là shipper đã đi. Thế nhưng thực chất sau khi tôi chuyển tiền thì người bán kia chặn Facebook, xóa bình luận, đổi luôn tên tài khoản".

Trường hợp chị Đỗ P. (quận Phú Nhuận) tương tự, chị đặt mua rau củ quả từ 1 tài khoản X. nói rằng nhập từ Đà Lạt. "Tôi cần thức ăn nên chuyển khoản luôn số tiền 500.000 đồng. Đến lúc hẹn giao đồ thì bị chặn luôn tài khoản", chị P. thuật lại.  

Chị N.N.Hằng (phường 11, quận 3, Tp.HCM) mới đây có cảnh báo thủ đoạn lừa đảo của người tên Nguyễn Văn Công tham gia vào nhóm "Đi chợ giúp dân" do Mặt trận Tổ quốc và Hội Phụ nữ phường 11 lập ra qua Zalo cho người dân trên địa bàn.

Người tên Nguyễn Văn Công đã trà trộn vào đây với hình đại diện mặc đồ công an, hay trả lời những người trong nhóm và chốt đơn, nhắn mọi người chuyển đơn hàng riêng cho mình để chống trôi đơn ngay trong nhóm, trước sự chứng kiến của những người tạo lập nhóm. Chính vì vậy mà chị Hằng cũng như một số người cho rằng anh Nguyễn Văn Công là người hỗ trợ đi chợ hộ.

Thế nhưng người đàn ông tên Công đã "lặn" mất tăm sau khi lừa 11 người chuyển 7 triệu đồng tiền mua thực phẩm trên nhóm.

Màn hình chat giữa anh Công và người dân mua thực phẩm về việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (Ảnh" Thanh Niên)

Màn hình chat giữa anh Công và người dân mua thực phẩm về việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (Ảnh" Thanh Niên)

Không riêng gì chị B., chị P., chị N., đã có rất nhiều người bức xúc vì bị tài khoản giả mạo lừa tiền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thiếu đề phòng rồi rơi vào "chiếc bẫy" được dựng sẵn, thậm chí có nhiều chị em mất cả vài triệu đồng.

Bên cạnh lừa đảo bằng cách thức bán hàng online giả mạo, hiện nhiều hội nhóm chung cư trên địa bàn thành phố cũng đang cảnh báo về chiêu lừa đảo mới, đánh vào tâm lý muốn chia sẻ, giúp hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch.

Nhiều tài khoản lên mạng ca than khóc mướn về tình cảnh của bản thân, kêu gọi người giúp đỡ, nhưng thực chất toàn bộ thông tin đều là giả mạo.

Ngoài Facebook, tình trạng "người bán ảo, lấy tiền thật" cũng xuất hiện trên nhiều nhóm Zalo, đặc biệt trong Zalo của các khu chung cư.

Gần đây sở Công thương Tp.HCM cũng cảnh báo xuất hiện tình trạng người dân lừa đảo chuyển tiền để đăng ký mua hàng.

Đặc biệt, tại quận 10, nhiều người đã nhận được tin nhắn gửi các combo mua hàng và đăng ký đi chợ hộ, đề nghị chuyển khoản trước để dễ mua. Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng xác minh, toàn bộ tin nhắn trên là giả mạo, không phải của tổ hậu cần ở địa phương.

Về vấn đề người bán ảo-mất tiền thật, cơ quan chức năng khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng hơn trên mạng xã hội, phải có sự tìm hiểu về thông tin người bán để tránh "tiền mất tật mang".

Đối với các group mua bán online trong mùa dịch, các thành viên tự động nhắc nhở nhau chú ý kiểm tra khi mua đồ. Tuyệt đối không chuyển khoản trước cho những người giao dịch lần đầu.

”Phát lộ” hàng ngàn bộ kit test nhanh COVID-19 có dấu hiệu nhập lậu, không đủ điều kiện lưu hành trên thị trường

Sáng 01/9, Tổng cục QLTT cho biết, 1.000 bộ kit test nhanh COVID-19 có dấu hiệu nhập lậu vừa được lực lượng chức năng tỉnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Min ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN