Khóc một lần được trả 2 triệu: Nghề lạ ở Việt Nam cũng có mà ít người làm
Tuy nhiên, thu nhập của nghề này ở Việt Nam dường như không cao bằng ở nước ngoài.
Xuân Nguyệt, một phụ nữ hơn 50 tuổi đến từ Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc, đã gắn bó với nghề khóc thuê suốt 30 năm qua. Mặc dù gặp phải nhiều định kiến từ xã hội, đặc biệt là từ chồng mình nhưng bà vẫn luôn tự hào về công việc đặc biệt này.
Mối duyên với nghề khóc thuê
Mọi chuyện bắt đầu từ 30 năm trước, khi bà Nguyệt còn là một cô gái trẻ. Khi đó, bà tham gia vào các đoàn hát rong ở quê để học hát tuồng. Sau đó, bà dần chuyển sang hát đám ma và cuối cùng là trở thành một “người khóc mướn" chuyên nghiệp.
Ban đầu, bà chỉ đơn giản “khóc thuê” trong khoảng 30 phút và nhận thù lao 50 NDT (163.000đ). Hiện tại, khi tới “khóc thuê” tại những đám tang trong vòng bán kính 5km, bà có thể nhận được từ 600 - 800 NDT (1,9 - 2,6 triệu đồng)/lần. Mức giá sẽ tăng lên nếu khu vực tổ chức đám tang ở xa hơn.
Sự phản đối từ gia đình
Nghề khóc thuê tuy mang lại thu nhập ổn định nhưng lại vấp phải nhiều định kiến từ xã hội, đặc biệt là từ người chồng của bà Nguyệt. Ông cho rằng đây là "nghề hạ đẳng" và không muốn vợ mình gắn bó với nó.
Trước khi kết hôn, bà Nguyệt từng hứa với chồng sẽ từ bỏ nghề này. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, cha mẹ già yếu cần phụng dưỡng, bà buộc phải quay lại với công việc “khóc mướn”.
So với nhiều phụ nữ nông thôn khác, thu nhập của bà Nguyệt từ nghề khóc thuê được xem là khá cao. Bà chia sẻ: "Nhờ công việc này, tôi không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính."
Bà Nguyệt tiết lộ, thường sẽ có 2 trường hợp cần thuê người “khóc mướn”. Một là gia đình có nhiều con cái, khi người già qua đời, con cái không thể túc trực bên linh cữu để khóc than. Hai là người già qua đời khi không có con cái bên cạnh.
Lúc này, bà Nguyệt sẽ đóng vai con gái của người đã khuất và thực hiện nghi lễ khóc thương theo đúng đạo hiếu của người con gái. Khi bắt đầu, bà sẽ nói vài lời cảm ơn với những người đến viếng. Sau đó, theo phong tục địa phương, bà sẽ hành lễ, dâng rượu và đốt vàng mã cho người đã khuất.
Tại Việt Nam, nghề “khóc thuê” tại đám ma cũng khá phổ biến. Tuy nhiên theo chia sẻ của nhiều người trong nghề, công việc này cũng khá kén người, không phải ai muốn là làm được. Việc phải thức đêm thức hôm, khóc lóc vật vã là chuyện “cơm bữa”. Đặc biệt, mỗi thợ khóc cũng phải “thuộc lòng” nhiều bài khóc khác nhau như khóc ông bà, khóc bố mẹ, khóc anh… mỗi bài phải có một nội dung, cách luyến láy khác nhau để phù hợp yêu cầu của khách thuê. Mức thu nhập cho một lần khóc có thể dao động từ vài chục nghìn đồng cho tới vài trăm nghìn đồng.
Hà Nội - Liên tiếp người hỏi mua căn chung cư gần 5 tỷ đồng khiến ông Hưng đổi ý không bán nữa dù lời hơn 45%.
Nguồn: [Link nguồn]