Hơn nửa triệu người bị mất việc và giãn việc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sàn giao dịch việc làm được tổ chức hơn 10 năm qua đã kết nối cung - cầu lao động tuy nhiên giữa các địa phương hoạt động chưa đồng đều.

Đó là nhận định được đưa ra tại Tọa đàm phát triển sàn giao dịch việc làm do Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cùng các đơn vị đồng tổ chức ngày 12-8.

Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương chỉ ra, sàn mới chỉ là nơi giao dịch việc làm lao động phổ thông, còn lao động cấp trung và cao, hoàn toàn không qua kênh này.

Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình thông tin hiện cả nước có 51,2 triệu lao động, trong đó tỉ lệ thất nghiệp hơn 297.000 người, giãn việc, mất việc hơn nửa triệu người. Hiện một số ngành tăng nhu cầu tuyển dụng gồm: điện tử, chế biến thực phẩm....trái lại các ngành nghề khác như gỗ, may mặc lại sụt giảm việc làm do thiếu đơn hàng.

Ông Bình cho hay, các địa phương có nhiều khu công nghiệp, đô thị phát triển thị trường việc làm sôi động, trong khi đó các tỉnh miền núi, sàn giao dịch việc làm chưa hiệu quả do cung-cầu lao động thấp.

Ngoài sàn việc làm, các trường đại học thường xuyên tổ chức các phiên kết nối việc làm cho sinh viên ra trường. Ảnh: P.ĐIỀN

Ngoài sàn việc làm, các trường đại học thường xuyên tổ chức các phiên kết nối việc làm cho sinh viên ra trường. Ảnh: P.ĐIỀN

Ông Bình thông tin thêm, hiện Cục Việc làm đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch việc làm kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư. Hệ thống cơ sở dữ liệu này kết nối 63 Trung tâm Dịch vụ việc làm cả nước, sau khi hoàn thiện sẽ kết nối giao dịch việc làm liên thông toàn quốc.

Đánh giá về nguồn nhân lực và cung – cầu lao động, ông Đỗ Đức Chí, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng nhân lực Nhân Kiệt, phân tích: đang diễn ra sự đứt gãy thị trường lao động cục bộ, khi đại dịch bùng phát, cộng hưởng với làn sóng cắt giảm lao động. Từ đây đã tạo ra làn sóng chuyển dịch lao động từ các trung tâm khu công nghiệp, tỉnh, thành phố về các địa phương.

Sự dịch chuyển này đã tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng trong các nhà máy, khu công nghiệp, thành phố lớn. Đồng thời, quá trình thất nghiệp cục bộ diễn ra bất lợi, khó kết nối cung-cầu lao động.

Nhà quản lý, chuyên gia lao động việc làm chia sẻ thông tin về thị trường lao động. Clip: P.ĐIỀN

Ông Chí đánh giá mặc dù người lao động thiếu việc làm nhưng lại có xu hướng chọn nơi làm việc gần nhà. Một bộ phận lao động đã về quê không quay trở lại làm việc cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường lao động khan hiếm, dẫn tới doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tuyển dụng.

Từ đó, ông Chí cho rằng sàn giao dịch việc làm quốc gia là môi trường trung gian để doanh nghiệp và người lao động gặp nhau.

Đặc biệt sàn giao dịch việc làm quốc gia là nơi đảm bảo được tính an toàn, bảo mật thông tin, sự minh bạch của doanh nghiệp cũng như người lao động.

“Sàn giao dịch việc làm Quốc gia cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được thông tin dữ liệu người lao động, nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra các chính sách, hỗ trợ cho người dân cũng như doanh nghiệp, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế”, ông Chí chia sẻ.

Ông Trịnh Đức Tại, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết sàn giao dịch việc làm Bình Dương đã cơ bản bao phủ toàn tỉnh, kết nối cả nước và đang được cải tiến hoàn thiện về chiều sâu để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Tại cũng cho hay người lao động tại các tỉnh dễ dàng thay đổi quyết định do không muốn làm việc ở tỉnh xa, vì vậy cần có những chế độ thu hút phù hợp.

Sàn giao dịch việc làm online trên cả nước hiện chưa được kết nối đồng bộ thông suốt do chưa có phần mềm chung, chỉ một số tỉnh tự liên hệ kết nối với nhau. Do đó, số lượng doanh nghiệp Bình Dương tham gia tuyển dụng chỉ kết nối được lao động ở một số tỉnh nhất định.

Bình Dương là địa phương thực hiện có hiệu quả sàn giao dịch việc làm 15 năm qua (từ năm 2008). Sàn giao dịch việc làm tỉnh này đã tổ chức tổng cộng 456 phiên giao dịch việc làm theo các hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Việt Nam: 506.000 lao động mất việc, 10 nhóm nghề giảm tuyển dụng lao động nhiều nhất

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của nhiều nhóm ngành nghề trong những tháng đầu năm nay giảm sút từ 18 - 43% so với giai đoạn trước đại dịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Điền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN