Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng điều chỉnh tăng vốn đầu tư tại Mỹ, Campuchia và Đức

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 572,3 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế đến ngày 20/9, Việt Nam đã có 1.429 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,8 tỷ USD.

Trong đó, 41 dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt trên 150,1 triệu USD (bằng 55,9% so với cùng kỳ) và 15 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm trên 422,1 triệu USD (gấp gần 2,6 lần so với cùng kỳ).

Số vốn đầu tư được điều chỉnh mạnh phần lớn đến từ các dự án của Vingroup tại Mỹ. Tập đoàn này điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 1 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ đầu năm tới nay tăng mạnh

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ đầu năm tới nay tăng mạnh

Tập đoàn Vingroup tạo dấu ấn nổi bật khi chỉ trong tháng 3/2021 đã đăng ký đầu tư 4 dự án ra nước ngoài, ở Pháp, Hà Lan, Canada và Singapore, đồng thời tăng vốn đầu tư ở Mỹ, Đức. Vingroup có 1 dự án tại Singapore có số vốn đăng ký 20,5 triệu USD với mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, điện tử, đồ gia dụng, ôtô…

13 ngành, lĩnh vực tại nước ngoài được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm thời gian qua là ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 270,8 triệu USD, chiếm 47,3% tổng vốn đầu tư.  Ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 148,1 triệu USD, chiếm gần 25,9%. Tiếp theo là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ,...

Trong số 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam,  Mỹ dẫn đầu với 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 302,8 triệu USD, chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Campuchia với tổng vốn đầu tư gần 89,4 triệu USD, chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Lào, Canada,… với vốn đầu tư lần lượt đạt trên 47,8 triệu USD và gần 32,1 triệu USD.

Xu hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, thương mại cho thấy sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng được kì vọng sẽ góp phần tăng cường học hỏi và đem những thành tựu khoa học kỹ thuật mới về áp dụng dựa trong nước, đồng thời "phổ biến" rộng rãi thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp của đại gia đi tu lãi khủng bất chấp Covid-19

Theo công bố của tập đoàn Hoa Sen, trong tháng 8/2021, ước kết quả kinh doanh khá khả quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN