Hé lộ cuộc sống bí ẩn của nhà sáng lập gã khổng lồ công nghệ Huawei
Dù đã dành nhiều thập kỷ để gây dựng nên một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi là một người khá kín tiếng.
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi của gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei hiếm khi trò chuyện với giới truyền thông. Điều này đã thay đổi khi Huawei bị một chiến dịch của Mỹ đe dọa nhắm vào các hoạt động toàn cầu của mình. Trong cuộc phỏng vấn với CNN, vị tỷ phú 74 tuổi đã chia sẻ về tập đoàn, gia đình và cuộc sống của ông. Ông cho rằng những thách thức Huawei đang đối mặt không có gì khác thường với ông, ông nói: “Tôi nghĩ tôi sẽ luôn có những khó khăn. Tôi chưa bao giờ thuận buồm xuôi gió khi tôi còn nhỏ, hoàn cảnh gia đình tôi không tốt. Tôi phải làm việc rất cật lực chỉ để có một chút cơ hội việc làm”.
Phục vụ trong quân đội Trung Quốc
Nhậm Chính Phi gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) với tư cách là một kỹ sư vào năm 1974 trong cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc khi đất nước đang bị thiếu lương thực và quần áo nghiêm trọng. Ông nói với các phóng viên: “Vào thời điểm đó, hỗn loạn gần như ở khắp mọi nơi”. Ông nhớ lại rằng vải dệt rất khan hiếm đến nỗi hầu hết mọi người hầu như không đủ để vá và sửa chữa quần áo.
Ông Nhậm được giao nhiệm vụ thành lập một nhà máy hóa chất để sản xuất sợi dệt ở phía đông bắc Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm đảm bảo mỗi người dân có ít nhất một bộ quần áo tươm tất. Ông và các đồng đội quân sự ngủ trong nhà tồi tàn ở nhiệt độ âm, sống bằng dưa muối trong nhiều tháng. Tuy nhiên, ông nói rằng ông rất vui vào thời điểm đó vì trong khi những người khác ở Trung Quốc bị chỉ trích vì đọc quá nhiều sách trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, thì nhà máy “có lẽ là một trong số ít nơi mà mọi người có thể đọc.”
Chân dung nhà sáng lập Huawei (Ảnh: CNN)
Thành lập công ty công nghệ
Sau khi xuất ngũ, ông làm việc vài năm tại công ty dầu trước khi thành lập Huawei năm 1987. Sự chuyển đổi thị trường của Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng viễn thông nghèo nàn của đất nước đã kìm hãm sự tiến bộ. Xây dựng công nghiệp trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, và ba doanh nghiệp nhà nước gồm Great Dragon, Datang và ZTE (ZTCOF) là những công ty thống trị. Huawei là một ngoại lệ. Nó là một công ty tư nhân ở Thâm Quyến - một làng chài vừa được chỉ định là một đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.
Theo cuốn sách “The Huawei Way” của tác giả Tian Tao, ban đầu, công ty kinh doanh thiết bị và bị từ chối làm nhà cung cấp nhỏ. Tiao Tao là thành viên của Hội đồng tư vấn quốc tế Huawei, một tổ chức liên kết với công ty và làm việc tại Đại học Chiết Giang. Tiao viết: “Huawei đã đấu tranh để giành thị phần và ông Nhậm phải chịu trầm cảm và lo lắng nghiêm trọng trong những ngày đen tối nhất của công ty”. Ông đã ép nhân viên làm việc nhiều giờ và làm bất cứ điều gì để đảm bảo kinh doanh. Không thể cạnh tranh ở các thành phố lớn, Huawei ban đầu tập trung vào các thị trấn và làng nhỏ của Trung Quốc. Trong khi đó, Nhậm Chính Phi đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy Huawei tạo ra công nghệ của riêng mình để giúp nó cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn.
Công việc là trên hết
Nhà sáng lập Huawei làm việc nhiều giờ liền, khiến ông có rất ít thời gian gắn bó với ba người con. Khi còn ở trong quân đội, mỗi năm ông chỉ dành một tháng cho gia đình. Ông cũng nói thêm: “Sau khi thành lập Huawei, tôi đã phải chiến đấu vì sự sống còn của công ty này, dành 16 giờ một ngày trong văn phòng”. Mặc dù không thân thiết với cha, hai người con của ông đã cùng tham gia làm việc tại Huawei.
Con gái lớn của ông, Mạnh Vãn Chu, đã làm việc nhiều thập kỷ tại công ty và trở thành giám đốc tài chính. Vị trí này đã đưa cô vào trung tâm của cuộc đàn áp của chính phủ Mỹ đối với Huawei. Mạnh đã bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 và đang đấu tranh chống lại việc dẫn độ sang Mỹ để đối mặt với cáo buộc rằng cô phạm tội lừa đảo ngân hàng và giúp Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Cô đã phủ nhận mọi hành động sai trái.
Ông Nhậm nói rằng ông không thân thiết với Mạnh vì thời gian trong quân đội đã ngăn ông gắn bó với cô khi cô còn nhỏ. Mặc dù Mạnh là một trong những giám đốc điều hành hàng đầu của Huawei, ông không trực tiếp giám sát cô, vì vậy họ thậm chí không có mối quan hệ công việc mạnh mẽ. Ông cũng có một người con trai đang làm việc tại công ty con của Huawei, và một người con gái từ cuộc hôn nhân thứ hai, hiện đang học tại Đại Học Harvard.
Từ một kỹ thuật viên nhà máy mức lương 16 USD/tháng, Wu Yajun đã trở thành tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới với tài...