Hàng trăm cửa hàng Vinmart và Vinmart+ sắp bị đại gia nước mắm "xóa sổ"
Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch ảm đạm khi hầu hết các nhóm ngành có tính thị trường như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, bất động sản, xây dựng đều ghi nhận sắc đỏ.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2,7 điểm (0,28%) xuống 965,84 điểm; UPCom-Index giảm 0,04% xuống 55,53 điểm và chỉ có HNX-Index giữ được sắc xanh khi tăng 0,08% lên 102,3 điểm.
VN-Index giảm 2,7 điểm (0,28%) xuống 965,84 điểm.
Thanh khoản thị trường khá thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng gần 65 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực mua tập trung vào các Bluechips như HPG (23,64 tỷ đồng), E1VFVN30 (21,9 tỷ đồng), VHM (15,75 tỷ đồng), MSN (11,48 tỷ đồng)
Áp lực bán diễn ra không quá mạnh, nhưng cầu vào thị trường khá yếu khiến các chỉ số chìm trong sắc đỏ. Các cổ phiếu trụ hầu hết đều giảm điểm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ. Nỗ lực của một vài cái tên như MSN, REE, VIC, SAB, VJC, PLX, PNJ, VHM là không đủ giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Hầu hết các nhóm ngành có tính thị trường như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, bất động sản, xây dựng đều ghi nhận sắc đỏ trong phiên hôm nay. Các cổ phiếu "họ FLC" cũng bị bán mạnh và ROS, HAI giảm sàn.
Trong phiên giao dịch này, cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan có phiên tăng điểm nhẹ. Chốt phiên, MSN tăng 500 đồng (tương đương với 0,88%) lên mốc 57.000 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên là hơn 438 nghìn cổ phiếu với giá trị hơn 24 tỷ đồng.
Thời gian qua, sau thương vụ bom tấn với VinGroup, MSN liên tục giảm điểm. Qua 1 tháng, MSN giảm tới 2,56% giá trị.
Masan sẽ đóng hàng trăm cửa hàng VinMart, VinMart+ không hiệu quả.
Được biết, Masan Group vừa có buổi trao đổi với các chuyên viên phân tích về kế hoạch phát triển các thương hiệu sau thương vụ nói trên. Masan Group sẽ thành lập một phát nhân mới trong năm 2020 sở hữu 83,74% tổng số cổ phần của CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) và 85,7% vốn Masan Consumer Holdings. Trong đó, công ty con mới này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.
Tại công ty mới hình thành sau sáp nhập này, Masan sẽ là cổ đông chi phối hoạt động sở hữu 70% vốn, còn Vingroup và các bên khác của VCM sẽ nắm giữ tổng cộng 30%.
Về việc kinh doanh sau khi thương vụ sáp nhập giữa hai bên hoàn tất, Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng năm 2020. So với số thu năm 2019, doanh thu công ty sẽ tăng tương ứng 64%.
Trong đó, tăng trưởng doanh thu đến từ 24-25% các cửa hàng VinMart và VinMart+ hiện hữu, còn lại là đóng góp từ các cửa hàng được mở trong năm 2020.
Ngoài ra, thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng của VinCommerce theo cách chọn lọc. Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.
Cụ thể, công ty kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart+. Tuy nhiên, Masan sẽ đóng cửa tối đa 10 siêu thị và 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.
Ông chủ mới của chuỗi bán lẻ này cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống và thương hiệu thịt của Masan. Hiện tại, công ty lựa chọn các địa điểm VinMart+ phù hợp để triển khai bán thịt Meat Deli. Trong đó, công ty kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng này cho VinMart+ lên 35% vào cuối năm 2020 so với 30% ở thời điểm hiện tại.
Về mức sinh lời, Masan đặt mục tiêu đưa EBITDA năm 2020 của chuỗi này về điểm hòa vốn (hiện tại là -3%) nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.
Nguồn: [Link nguồn]
Lý do ông Nguyễn Đăng Quang bị loại khỏi danh sách tỷ phú của Forbes có thể bắt nguồn từ việc giá cổ phiếu Masan giảm...