Hàng tồn kho của Đất Xanh đã lên đến gần 12.000 tỷ đồng

Trong con số gần 12.000 tỷ đồng hàng tồn kho, tồn kho bất động sản dở dang vẫn chiếm tỉ trọng cao với 80%, đáng chú ý bất động sản thành phẩm tăng mạnh gấp 39 lần.

Tập đoàn Đất Xanh vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần 2.264 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ năm trước. 

Đóng góp lớn nhất cho doanh thu trong quý này là mảng bán căn hộ và đất nền khi tăng đột biến từ 86 tỷ đồng lên mức 1.602 tỷ đồng. Còn lại, doanh thu đến từ các mảng môi giới, hợp đồng xây dựng đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí giá vốn, lợi nhuận gộp tăng tương ứng 116% lên 1.117 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong kỳ gấp 11 lần lên mức 260 tỷ đồng, phần lớn nhờ khoản lãi từ thanh lý đầu tư tăng mạnh từ 133 triệu đồng lên 220 tỷ đồng.

Các khoản chi phí hoạt động đều tăng mạnh trong kỳ. Do đó, khấu trừ chi phí, Đất Xanh báo lãi sau thuế đạt 245 tỷ đồng trong quý cuối năm, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 22 tỷ đồng cùng kỳ. 

Lý giải về kết quả đột biến, ban lãnh đạo công ty cho biết do quý IV/2020 chưa kịp ghi nhận doanh thu từ các dự án đã triển khai bán hàng thành công. Trong khi các dự án do các công ty trong tập đoàn làm chủ đầu tư bắt đầu bán giao sản phẩm cho khách hàng và ghi nhận doanh thu trong quý IV/2021.

Hàng tồn kho của Đất Xanh đã lên đến gần 12.000 tỷ đồng - 1

Luỹ kế năm 2021, Đất Xanh đạt 10.083 tỷ doanh thu thuần, cao gấp 3,6 lần cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, DXG báo lãi sau thuế lên đến 1.595 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đậm 174 tỷ đồng do trong quý 2/2020 DXG đã phải trích lập dự phòng trên 526 tỷ đồng khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư LDG (LDG).

Tình hình kinh doanh khởi sắc cũng giúp dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ âm 780 tỷ đồng sang dương 1.244 tỷ đồng.

Quy mô tổng tài sản cũng được mở rộng khi tăng gần 5.000 tỷ lên 28.254 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trong đó phần lớn là hàng tồn kho khi tăng 15% lên mức 11.852 tỷ đồng, đáng chú ý bất động sản thành phẩm tăng mạnh từ 48 tỷ đồng lên 1.884 tỷ đồng. Tồn kho bất động sản dở dang vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất với gần 80%, tương đương 9.444 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án như Opal Tower, Sân golf và khu biệt thự sinh thái cũng ghi nhận mức tăng nhẹ so với đầu năm.

Các khoản phải thu tăng mạnh 41% lên xấp xỉ 10.182 tỷ đồng và chiếm 36% trong tổng tài sản của Đất Xanh, phần lớn là khoản phải thu từ ký quỹ, ký cược cho các hợp đồng tiếp thị và phân phối các dự án cũng như tạm ứng đầu tư. Lượng tiền và tiền gửi ngân hàng cũng gia tăng gấp rưỡi lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 2.922 tỷ xuống 2.187 tỷ đồng. Nợ vay tài chính cuối kỳ giảm 25% về mức 4.479 tỷ đồng; phần lớn là nợ vay trái phiếu gần 1.420 tỷ đồng. 

Tại phiên sáng ngày 10/2, cổ phiếu DXG đang giao dịch quanh mức có giá 35.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với giá trị vốn hóa đã lên hơn 21.200 tỷ đồng, xấp xỉ tiến tới quy mô tỷ USD.

Ngân hàng nào ”nặng gánh” nợ xấu nhất năm 2021?

Tổng nợ xấu năm 2021 của 15 ngân hàng dẫn đầu lên tới 3,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2021. Trong đó, nợ xấu của Techcombank tăng trên 77%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thị Thu Nga ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN