Hàng loạt "ông lớn" lọt "tầm ngắm" kiểm toán trong năm 2021

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo kế hoạch Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc Hội, năm 2021 cơ quan này sẽ tập trung kiểm toán 169 cuộc, tăng 11 cuộc so với năm 2020.

Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2020 của KTNN và Báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2021.

Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2020 của KTNN và Báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2021.

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước vừa gửi Quốc hội Báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2021. Theo đó, năm tới, Kiểm toán Nhà nước lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán. Công tác kiểm toán thực hiện thông qua báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020.

Đồng thời, kết hợp với việc đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trong đó, 14 tập đoàn tổng công ty như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas),...

Kiểm toán 6 tổ chức tài chính - ngân hàng như: Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank), Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP).

Theo kiểm toán Nhà nước, việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - ngân hàng trên để kiểm toán nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.

Qua đó có cơ sở đánh giá các hoạt động quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước như: Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm… Sau khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiến nghị xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; Đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả…

Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thông qua hoạt động kiểm toán để đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu, việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí, vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định.

Trước đó, Báo cáo về công tác năm 2020, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết: Theo Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2020, KTNN thực hiện kiểm toán 164 cuộc kiểm toán (bao gồm 158 cuộc kiểm toán được lập từ đầu năm và bổ sung 06 cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và đề nghị của các đơn vị có liên quan). Đến 20/8/2020, KTNN đã triển khai 117/164 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 76/117 cuộc kiểm toán (đạt 65% số cuộc đã triển khai), phát hành 84 BCKT. Dự kiến đến 30/11/2020 KTNN sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/1/2021.

Tổng hợp kết quả kiểm toán đến 20/8/2020, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 21 nghìn tỷ đồng, cung cấp 93 bộ tài liệu cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, điều tra, giám sát; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ các phiên họp của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng có liên quan.

Đầu tư ra nước ngoài, các ”ông lớn” Nhà nước lỗ hơn 1 tỷ USD

Trong số các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra nước ngoài, hiện có 47 dự án đang có số lỗ lũy kế hơn 1 tỷ USD.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN