Hàng loạt nền kinh tế chao đảo vì hạn hán chưa từng có
Hạn hán nghiêm trọng trên khắp Bắc bán cầu - kéo dài từ các trang trại ở California đến các tuyến đường thủy ở châu Âu và Trung Quốc - đang tiếp tục làm rối loạn chuỗi cung ứng và đẩy giá lương thực và năng lượng lên cao, gây thêm áp lực cho hệ thống thương mại toàn cầu vốn đang căng thẳng.
Theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc, các khu vực của Trung Quốc đang trải qua đợt nắng nóng duy trì lâu nhất kể từ kỷ lục được ghi nhận vào năm 1961, dẫn đến việc bắt buộc các công ty phải ngừng sản xuất do thiếu thủy điện.
Theo Andrea Toreti, một nhà khoa học khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Chung của Ủy ban Châu Âu, mức độ hạn hán ảnh hưởng đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Ý đang được coi là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm qua.
Theo một nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles, ở miền Tây nước Mỹ, trận hạn hán bắt đầu cách đây hai thập kỷ dường như là tồi tệ nhất trong 1.200 năm qua. Các nhà nghiên cứu so sánh hạn hán bằng cách đo sự phát triển của các vòng cây hàng năm phản ánh lượng mưa và nhiệt độ từ năm này sang năm khác ở các khu vực cụ thể.
Đối với một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, hạn hán mùa hè năm nay đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp bao gồm sản xuất điện, nông nghiệp, sản xuất và du lịch. Điều đó đang làm gia tăng những căng thẳng hiện có như gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 và áp lực lên giá năng lượng và lương thực từ cuộc chiến ở Ukraine.
Tại Mỹ, các nhà dự báo nông nghiệp cho rằng nông dân sẽ mất hơn 40% sản lượng bông, trong khi ở châu Âu, thu hoạch dầu ô liu của Tây Ban Nha dự kiến sẽ giảm tới 1/3 trong bối cảnh khô nóng. Ở châu Âu, các con sông như sông Rhine và sông Po của Ý đóng vai trò là huyết mạch cho thương mại đang có lượng nước ở mức thấp lịch sử, buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm các lô hàng.
Mực nước sông giảm cũng đã làm giảm sản lượng thủy điện trên khắp lục địa, ảnh hưởng đến một nguồn thay thế quan trọng cho khí đốt tự nhiên, nguồn cung cấp ngắn hơn do Nga siết chặt dòng chảy.
Tại Mỹ, những lớp băng tuyết tan ra ở vùng núi Sierra Nevada của California đã khiến nguồn cung cấp nước trong khu vực này sụt giảm, trong khi đây là khu vực nông nghiệp lớn nhất cả nước. Giới chức Quận Westlands Water của Central Valley cho biết 1/3 trong số 600.000 mẫu đất nông nghiệp ở đó đang bị bỏ hoang vì thiếu nước.
Nông dân ở hạt Yuma (Arizona) - nơi trồng và là nguồn cung cấp chính về rau diếp và các loại rau khác, dự kiến sẽ có doanh thu 3,4 tỷ USD mỗi năm giảm 10%, theo Wade Noble.
Hôm 21/8, chính quyền Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã có biện pháp ứng phó khẩn cấp ở mức cao nhất trong bối cảnh nguồn cung điện hạn chế. Giới chức yêu cầu nhiều nhà máy tiếp tục đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất - vốn đã thông báo từ tuần trước đó.
Thông báo này đã ảnh hưởng đến một số nhà sản xuất toàn cầu như Foxconn Technology Co. Ltd., Volkswagen AG và Toyota Motor Corp., cũng như các nhà sản xuất muối lithium, phân bón và thiết bị quang điện hoạt động ở Tứ Xuyên. Tesla đã yêu cầu chính quyền Thượng Hải hỗ trợ đảm bảo cho các nhà cung cấp có đủ điện vì 16 cơ sở trong số đó không thể sản xuất hết công suất.
Nguồn: [Link nguồn]
Chủ tịch ngân hàng Bundesbank cho biết giá năng lượng tăng do sự thắt chặt khí đốt của Nga có khả năng đẩy lạm phát lên trên 10%