Hàng loạt dự án trường đại học nghìn tỷ xây dựng ì ạch
Thiếu giảng đường, thiếu ký túc xá, nội đô ngày càng ùn tắc thế nhưng những dự án xây dựng trường đại học nghìn tỷ đến nay vẫn chưa thể đi vào sử dụng. Nhiều trong số đó chủ yếu vẫn đang làm nơi giáo dục quốc phòng.
Gần 10 năm lập quy hoạch và trình duyệt dự án; thêm nhiều năm nữa để huy động cả nghìn tỉ đồng (trong đó phần lớn là tiền vay từ nước ngoài) thực hiện, song đổi lại, cả khối trường đồ sộ tại Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) vẫn chưa được như kỳ vọng.
Được biết, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2016, đầu năm 2017, Đại học Thủy lợi đã chuyển 3.000 sinh viên Khóa 58 xuống học tại Tiên Lữ. Tuy nhiên, do hạ tầng của cả Khu Đại học Phố Hiến tỉnh Hưng Yên chưa bố trí được vốn, xung quanh còn thiếu những dịch vụ thiết yếu nên nhà trường chủ yếu bố trí các đợt sinh viên xuống cơ sở này để học Giáo dục quốc phòng. Mỗi đợt học kéo dài 1 tháng đến 1 tháng rưỡi.
Năm 2019, trường đã đưa vào kế hoạch tuyển sinh chính quy năm 2019 hơn 300 chỉ tiêu với 5 ngành học. Trong đó nêu rõ: Năm đầu và năm thứ 2 học tại Hưng Yên, các năm sau học tại cơ sở chính tại Hà Nội...
Nguyên nhân được cho là hạ tầng xung quanh trường chưa đồng bộ, không tạo được sự kết nối. Trên ảnh là con đường dở dang bao quanh trường Đại học Thủy lợi do chính quyền địa phương thực hiện.
Dự án Trường Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Dự án được Chính phủ phê duyệt năm 2002 với mục tiêu chính là xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Ðông Nam Á. Sau khi Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đồng ý tổng vốn ước tính là 7.320 tỷ đồng, .
Bản đồ quy hoạch ngay ở cổng vào trường tại Hòa Lạc.
Hiện nay, khối công trình 2 tòa nhà của dự án Đại học Khoa học tự nhiên (thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội) đang được xây dựng đến tầng 5. Xung quanh khu vực dự án vẫn là những con đường đất và đồi chè của nông dân sắp đến ngày thu hoạch.
Sau 16 năm dự án Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc mới hoàn thành được vài ba khu nhà. Đây là Nhà Khách Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài nhà khách mới chỉ có khu nhà của ban quản lý dự án một ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho 2.000 sinh viên, sau được chuyển cho Trung tâm Giáo dục quốc phòng khai thác. ..
Nhiều con đường không dẫn đến đâu bởi vướng khâu giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân.
Bà Ngô Thị Sung (cùng thôn 10) băn khoăn về nơi tái định cư Chủ đầu tư bố trí. Ở đó ô nhiễm nguồn nước, chỉ có 1 ngõ bé ra vào. Thêm nữa, ngõ này lại thuộc đất quốc phòng, muốn đi phải đi nhờ. “Đến khi người ta rào lại thì cư dân bị cô lập thành đảo, nên chúng tôi vẫn chưa đồng ý di dời”, bà Sung nói. .
Đồi chè là nguồn thu nhập chính của người dân trong lúc chờ được bố trí tái định cư..
Bà Sung cho biết, nhà bà đã nhận đền bù từ 10 năm trước nhưng thời đó Hà Tây chưa sáp nhập vào Hà Nội nên giá đền bù rẻ như cho. “Cả mảnh đất 300m lẫn công trình trên đất chỉ được đền bù 40 triệu đồng.
Được biết, các công trình, hạng mục còn lại gồm hệ thống các trường học đạt chuẩn quốc gia và các công trình phục vụ công cộng, như: Nhà văn hóa trung tâm, trạm y tế, trụ sở tuần tra, chợ, hệ thống cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc… vẫn chưa được triển khai...
Nhiều đoạn đường hoàn thành vẫn để đầu chờ đấu nối.
Khu ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho 2.000 sinh viên. Dự án nghìn tỷ chủ yếu làm nơi giáo dục quốc phòng.
Nằm ở bờ biển phía nam Na Uy, hòn đảo Tjaereholmen được bao phủ dưới những hàng cây xanh có giá ngất ngưởng hơn 51 tỷ...