Hãng hàng không 'bốc hơi' 500 tỷ vì bay chờ, chậm chuyến
Việc quá tải, tắc nghẽn tại sân bay lớn như Tân Sơn Nhất - TPHCM và Nội Bài - Hà Nội đang gây thiệt hại lớn cho các hãng hàng không Việt, riêng trong năm 2023, chi phí phát sinh do tình trạng này lên tới cả nghìn tỷ đồng. Riêng Vietnam Airlines thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng.
Tại hội nghị tổng kết ngành giao thông vận tải (GTVT) mới diễn ra, ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - cho biết, do tắc nghẽn sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, các hãng tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng chi phí. Riêng trong năm nay, Vietnam Airlines phải chi thêm 500 tỷ đồng vì lý do sân bay tắc nghẽn (như chi phí bay chờ, chi phí lăn chờ, chi phí do chậm, hủy chuyến…).
Từ đó, ông Hà kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT linh hoạt điều tiết cung - cầu thị trường hàng không một cách hợp lý, đặc biệt khi có các biến động bất thường. Cùng đó, nhà chức trách cần điều tiết việc các hãng mở rộng đội máy bay cho phù hợp với hạ tầng, giảm tắc nghẽn sân bay lớn. Đi kèm với đó là quản lý về giá vé máy bay linh hoạt theo thị trường, nhưng có giải pháp để không cho các hãng bán vé dưới giá thành để cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới thị trường chung.
Tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất, nội Bài khiến các hãng phát sinh thêm chi phí cả nghìn tỷ đồng mỗi năm (Ảnh minh hoạ).
Năm 2024, Vietnam Airlines cũng kiến nghị Chính phủ xây dựng chiến lược kết nối hàng không - du lịch, tăng cường quảng bá điểm đến Việt Nam với thế giới để thu hút khách du lịch. Đặc biệt, Chính phủ xem xét mở rộng diện quốc gia được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam, vì số quốc gia được áp dụng chính sách này hiện còn hạn chế, chưa thông thoáng; sớm hoàn thiện các dự án mở rộng sân bay, tiếp tục giảm thuế, phí cho lĩnh vực hàng không.
CEO Vietnam Airlines cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT xem xét cho phép hãng đầu tư và khai thác các công trình phục vụ mặt đất tại sân bay Long Thành, để làm cơ sở cho hãng tiến tới khai thác các đường bay xuyên lục địa từ sân bay này. Dự kiến, trong năm tới, hãng này sẽ khai thác đường bay thẳng tới Canada, Ý, một số nước Bắc Âu…
Nhìn lại năm 2032, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, hàng không vẫn đối mặt nhiều khó khăn, khi giá nhiên liệu bay bình quân duy trì mức 105 USD/thùng, cao hơn 20% so với năm 2019. Riêng chi phí nhiên liệu tăng cao đã khiến hãng phải tăng chi thêm 6.000 tỷ đồng trong năm qua cho khoản chi này so với năm 2019. Cùng đó, tỷ giá biến động mạnh, đặc biệt đồng tiền của Nhật Bản, Hàn Quốc so với Đô la Mỹ khiến chi phí hàng không tăng thêm. Trong khi đó, thị trường khách bay quốc tế, đặc biệt khu vực Đông Bắc Á chậm hơn kỳ vọng; khách nội địa cũng giảm dần so với các năm trước, tới tháng 12 khách nội đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2024, dự kiến các hãng hàng không Việt nam còn chịu ảnh hưởng bởi sự cố động cơ máy bay A320/321 của nhà sản xuất Pratt & Whitney, dự kiến các hãng Việt Nam sẽ phải tạm dừng khai thác khoảng 30 máy bay do sự cố này. Trong đó, Vietnam Airlines có khoảng 12 máy bay bị ảnh hưởng. Thời gian dừng khai thác chờ sửa động cơ của mỗi máy bay có thể kéo dài lên tới cả năm. Ngoài ra, khó khăn của hãng hàng không Bamboo Airways cũng ảnh hưởng hoạt động chung toàn ngành hàng không.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu như 2023, mức thưởng tết Nguyên đán Quý Mão cao nhất tại Hà Nội đạt 400 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp dân doanh, thì năm 2024 mức thưởng cao nhất thuộc về một...