Hàn Quốc nỗ lực khai thác kho báu cứng hơn cả kim cương, kì vọng đột phá kinh tế

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Loại kim loại này vốn được đánh giá cao về sức mạnh vô song và khả năng chịu nhiệt.

Ở một thị trấn đang phát triển mạnh mẽ, vonfram xanh lấp lánh từ các bức tường của một mỏ bỏ hoang là chất xúc tác để Hàn Quốc phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng và đánh cược các tuyên bố chủ quyền của mình. Nguyên liệu thô trong tương lai có thể trở thành động lực tạo ra đột phá cho nhiều lĩnh vực kinh tế của nước này.

Hàn Quốc nỗ lực khai thác kho báu cứng hơn cả kim cương, kì vọng đột phá kinh tế - 1

Mỏ tại Sandon, cách Seoul 180 km về phía đông nam, đang được "hồi sinh" để chiết xuất các kim loại quý hiếm có giá trị mới trong thời đại kỹ thuật số với các công nghệ từ điện thoại, chip đến xe điện và tên lửa.

Sangdong là một trong ít nhất 30 mỏ khoáng sản và nhà máy chế biến quan trọng trên toàn cầu được đưa vào hoạt động hoặc mở cửa trở lại bên ngoài Trung Quốc trong 4 năm qua. Chúng bao gồm các dự án phát triển lithium ở Úc, đất hiếm ở Mỹ và vonfram ở Anh.

Quy mô của các kế hoạch thể hiện áp lực đè nặng lên các quốc gia trên thế giới trong việc đảm bảo nguồn cung cấp các khoáng chất quan trọng. Việc này được coi là cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, từ lithium trong pin EV sang magiê trong máy tính xách tay và neodymium trong tuabin gió.

Vào năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết nhu cầu đối với các loại khoáng sản quý hiếm dự kiến ​​sẽ tăng gấp 4 lần vàonăm 2040. Đối với những loại được sử dụng trong xe điện và lưu trữ pin, nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng gấp 30 lần. Nhiều quốc gia coi khoáng sản của họ là vấn đề an ninh quốc gia vì Trung Quốc vẫn kiểm soát việc khai thác, chế biến hoặc tinh chế nhiều loại tài nguyên này.

Kim loại hiếm đặc biệt quan trọng đối với Hàn Quốc, quê hương của các nhà sản xuất chip lớn, điển hình như Samsung Electronics. Đây là đất nước tiêu thụ vonfram lớn nhất thế giới và 95% kim loại phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Loại kim loại này vốn được đánh giá cao về sức mạnh vô song và khả năng chịu nhiệt.

Theo CRU Group, nhà phân tích hàng hóa có trụ sở tại London, Trung Quốc kiểm soát hơn 80% nguồn cung vonfram toàn cầu. Mỏ ở Sangdong là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, có thể sản xuất 10% nguồn cung toàn cầu khi được triển khai khai thác vào năm tới, theo công ty hiện đang sở hữu mỏ.

Vonfram của Sangdong được phát hiện vào năm 1916. Kim loại này đã từng là trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc, chiếm 70% thu nhập xuất khẩu của đất nước trong những năm 1960 khi nó được sử dụng phần lớn trong các công cụ cắt kim loại.

Mỏ này đã bị đóng cửa vào năm 1994 do nguồn cung cấp khoáng sản từ Trung Quốc rẻ hơn. Tuy nhiên, hiện tại Almonty cho rằng vấn đề nhu cầu và việc giá sẽ tiếp tục tăng do cuộc cách mạng kỹ thuật số và cách mạng xanh, cũng như họ muốn đa dạng hóa các nguồn cung của mình là lý do để hồi sinh mỏ này.

Theo cơ quan định giá Asian Metal, giá tối thiểu của muối tinh thể amoni paratungstate 88,5% ở châu Âu đang giao dịch quanh mức 346 USD/tấn, tăng hơn 25% so với một năm trước và gần với mức cao nhất trong 5 năm. Được biết, đây là thành phần nguyên liệu quan trọng nhất trong các sản phẩm vonfram.

Sau phương Tây, loạt tập đoàn Trung Quốc lặng lẽ rút khỏi Nga vì “lý do khó nói”

Các công ty Trung Quốc đang lặng lẽ rút khỏi Nga dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các nhà cung cấp, nhưng vẫn lo sợ trước những cảnh báo từ Bắc Kinh

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN