Hải quan tiết lộ về 31 doanh nghiệp có liên quan vụ Asanzo?
Bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan cho biết, liên quan tới vụ lùm xùm của Công ty Asanzo, ngành hải quan đã nhận được phản ánh từ báo Tuổi Trẻ là 25 doanh nghiệp và từ phía Bộ công an chuyển 26 doanh nghiệp có liên quan.
Sau khi rà soát, loại bỏ trùng lặp, ngành hải quan đã xác định còn 31 doanh nghiệp liên quan đến vụ lùm xùm của Công ty Asanzo trong tổng số các doanh nghiệp trên.
Ngành hải quan ra quyết định kiểm tra với 27 doanh nghiệp vụ Asanzo.
Qua đó, Cục Kiểm tra sau thông quan đã ra quyết định kiểm tra với 27 doanh nghiệp. Còn lại 4 doanh nghiệp khác, theo bà Nhiễu, có 3 đơn vị đã không còn hoạt động và 1 doanh nghiệp đã bị công an khởi tố.
Hiện, Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp kiểm tra 13 doanh nghiệp, còn 14 doanh nghiệp khác thì chuyển Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ.
Bà Nhiễu khẳng định, hiện cơ quan chức năng vẫn đang rà soát thu thập thông tin và chưa có kết quả cuối cùng.
Trước đó, một số phương tiện truyền thông đại chúng đã phản ánh việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc trên.
Các đơn vị được yêu cầu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7.
Mới đây, thông tin trên báo chí, Asanzo đã đề nghi cơ quan chức năng khẩn trương phân định đúng sai vì hiện Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu. Asanzo ước tính con số thiệt hại lên gần 1.000 tỷ đồng. Phía Asanzo cho biết, hiện công ty vẫn phải trả lương công nhân, sản xuất phải duy trì nhưng nhà phân phối trả lại hàng, thương hiệu bị tổn thương, các dự án đầu tư bị ngưng trệ.
Sau "cú phốt lịch sử" về xuất xứ hàng hóa của Asanzo, các siêu thị điện máy và cửa hàng bán lẻ đã ngưng bán...