Hai đoạn cao tốc Bắc - Nam "ế" nhà đầu tư dự thầu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong 5 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (hợp đồng BOT), hết thời hạn mời thầu vẫn có 2 dự án không có nhà đầu tư nộp hồ sơ, nên Bộ GTVT phải gia hạn thêm.

Các đoạn cao tốc Bắc - Nam nếu không tìm được nhà đầu tư tham gia đầu tư theo hình thức BOT sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét quyết định, trong đó có thể chuyển đổi sang đầu tư công.

Các đoạn cao tốc Bắc - Nam nếu không tìm được nhà đầu tư tham gia đầu tư theo hình thức BOT sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét quyết định, trong đó có thể chuyển đổi sang đầu tư công.

Bộ GTVT vừa công bố kết quả mời thầu tìm nhà đầu tư cho 5 đoạn BOT cao tốc Bắc - Nam phía Đông, khi các dự án đều hết thời hạn mời thầu ngày 5/10.

Theo đó, có 3 đoạn cao tốc kêu gọi đầu tư BOT có từ 2 nhà đầu tư trở lên nộp hồ sơ dự thầu, gồm các đoạn: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Riêng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu đến thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Do đó, với 2 đoạn này, Bộ GTVT tiếp tục gia hạn thời gian mời thầu tới ngày 12/10/2020.

Trước đó, qua sơ tuyển nhà đầu tư cho 5 đoạn cao tốc trên, có 16 nhà đầu tư (liên danh nhà đầu tư) vượt qua sơ tuyển, trong đó dự án ít nhất có 2 nhà đầu tư, nhiều nhất có 5 nhà đầu tư. Cuối tháng 7 vừa qua, các Ban quản lý dự án của Bộ GTVT đã phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà nhà đầu tư qua sơ tuyển, và chỉ còn 14/16 nhà đầu tư qua sở tuyển mua hồ sơ.

Theo kế hoạch ban đầu, ngày 20/9 sẽ đóng thầu để mở hồ sơ chấm thầu 5 dự án BOT cao tốc. Tuy nhiên, từ ngày 5/9/2020, Thông tư 02/2020/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực, sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 

Do thông tư trên có hiệu lực khi 5 dự án BOT cao tốc vẫn chưa đóng thầu, nên Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án rà soát, cập nhật dự toán, tổng dự toán các dự án thành phần theo đúng đơn giá, định mức, các cơ chế chính sách theo quy định mới. Đồng thời, kéo dài thời gian mời thầu tới ngày 5/10.

Bộ GTVT cho hay, với 3 đoạn dự án cao tốc có từ 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu trở lên các ban quản lý dự án sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu. Dự kiến đến ngày 25/10 sẽ có kết quả sơ bộ đánh giá về hồ sơ đề xuất kỹ thuật, nhà đầu tư qua vòng này sẽ được mở hồ sơ đánh giá tài chính. Nhà đầu tư có giá gói thầu (mức vốn góp nhà nước) thấp nhất sẽ được xem xét phê duyệt trúng thầu. 

Dự kiến, trong tháng 12/2020, Bộ GTVT sẽ hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư.

Với 2 dự án đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, nếu hết thời điểm gia hạn (ngày 12/10) vẫn không có nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

5 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông kêu gọi đầu tư BOT gồm:

1. Đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn: dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ hơn 2.003 tỷ đồng, số còn lại là vốn tự có của nhà đầu tư và vốn vay. Chưa có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.

2. Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu: dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 8.381 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 2.550 tỷ đồng. Chưa có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.

3. Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt: dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ hơn 8.077 tỷ đồng. Có 2 liên danh nộp hồ sơ dự thầu gồm: Liên danh Hòa Hiệp - Vinaconex 2 - Cienco4 - Núi Hồng; Liên danh Vinaconex - Tân Nam - HCJ.

4. Đoạn Nha Trang - Cam Lâm: dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng, trong đố vốn nhà nước hỗ trợ hơn 5.058 tỷ đồng. Có 2 liên danh nộp hồ sơ dự thầu gồm: Liên danh Vinaconex - Duy Tân - Trường Long; Cty TNHH Tập đoàn Sơn Hải

5. Đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo: dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 9.311 tỷ đồng. Có 3 liên danh nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, gồm: Liên danh Trung Nam - Horizon - Hải Đăng - Sơn Hải; Liên danh Vinaconex - VN.ETDEI – FECON; Liên danh Đèo Cả - Hải Thạch – 194.

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có 11 đoạn, trong đó 6 đầu tư công đều đã khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 (riêng cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành năm 2023); 5 đoạn kêu gọi đầu tư BOT.

Nóng tuần qua: Một km đường cao tốc cần tới 830 triệu đồng để bảo trì mỗi năm

Theo Bộ Tài chính, nguồn vốn ngân sách bố trí cho quản lý, bảo trì đường cao tốc hàng năm chỉ đáp ứng 35-40% nhu cầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN