Hai "con cưng" của bầu Đức đứng đầu bảng lỗ nặng nhất năm 2019

Thống kê kết quả kinh doanh năm 2019, có tổng cộng 110 doanh nghiệp trên các sàn báo lỗ. Trong đó có 18 doanh nghiệp trên HOSE, 33 doanh nghiệp trên HNX và 59 doanh nghiệp trên UPCoM.

Đứng đầu về con số lỗ tuyệt đối trên ba sàn HOSE, HNX, UPCoM lần lượt là CTCP Nông nghiệp HAGL (Mã: HNG), Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (Mã: PVX) và CTCP Đạm Hà Bắc (Mã: DHB) với số lỗ tương ứng là 2.325 tỷ đồng, 357 tỉ đồng và 637 tỷ đồng.

Bộ đôi HAG - HNG của "bầu" Đức báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.

Bộ đôi HAG - HNG của "bầu" Đức báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy hơn 21 doanh nghiệp lỗ trên 100 tỉ đồng trong năm 2019. Trong đó, bộ đôi HAG - HNG của "bầu" Đức, Gỗ Trường Thành, Đạm Hà Bắc và Yeah1 là 5 doanh nghiệp bết bát nhất. 

Hai cái tên CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HNG) và CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) ủa đại gia Đoàn Nguyễn Đức cũng là hai doanh nghiệp duy nhất báo lỗ hơn 1.000 tỉ đồng, tương ứng lỗ 2.325 tỉ đồng và 1.609 tỉ đồng.

Năm vừa qua, công ty mẹ HAG cũng báo cáo doanh thu giảm mạnh 61% so với năm trước, xuống chỉ còn 2.082 tỉ đồng. HAG lỗ ròng 1.609 tỉ đồng năm 2019 trong khi năm trước có lãi 6 tỉ đồng.

Tương tự, HNG đạt doanh thu 1.811 tỉ đồng, giảm đến 51% so với năm trước. Ngoài doanh thu giảm mạnh do không còn khoản hợp nhất từ nhóm Công ty Đông Dương, Đông Pênh, Cao su Trung Nguyên và 1.200 ha trồng chuối ở Lào bị ngập lụt thì nguyên nhân gây lỗ lớn cho HNG còn nằm ở số lỗ 1.187 tỉ đồng từ hoạt động chuyển đổi vườn cây và đánh giá lại tài sản.

Ngoài ra, những doanh nghiệp báo lỗ trên sàn chứng khoán năm 2019  phần lớn là những doanh nghiệp đã lỗ trong năm trước đó và tiếp tục lỗ trong năm qua. Điển hình như CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF), CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Mã: DHB), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN (Mã: PVX), CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam (Mã: VHG), CTCP Việt An (Mã: AVF) liên tục thua lỗ trong nhiều năm.

Cũng vì lẽ đó, những doanh nghiệp này ghi nhận tổng lỗ lũy kế rất lớn thời điểm cuối năm 2019, thậm chí lỗ âm vốn chủ sở hữu. Như TTF lỗ lũy kế 2.926 tỉ đồng, âm vốn chủ 511 tỉ đồng; DHB lỗ lũy kế 3.285 tỉ đồng, âm vốn chủ 516 tỉ đồng; hay AVF lỗ lũy kế 2.333 tỉ đồng, âm vốn chủ 1.886 tỉ đồng. 

Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp bất ngờ chuyển từ lãi lớn thành lỗ nặng. Đơn cử như CTCP Tập đoàn Yeah1 (Mã: YEG) lỗ 370 tỉ đồng, năm trước đó lãi 163 tỉ đồng. Nguyên nhân đến từ việc trong năm 2019, Yeah1 phải trích lập toàn bộ khoản đầu tư ban đầu vào Công ty ScaleLab LLC trị giá 20 triệu USD.

CTCP Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Ngọc Nghĩa (Mã: NNG) lỗ đột biến 350 tỉ đồng, trong khi năm trước NNG lãi ròng 354 tỉ đồng. Năm vừa qua, NNG cũng đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến 874 tỉ đồng khiến cho lần đầu công ty này báo lỗ từ khi lên sàn.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang “nhắm tới” thương hiệu xe huyền thoại ở Úc

Áp lực bán tăng mạnh tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index không giữ được mốc 900 điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN