HAGL của bầu Đức lại gây hoang mang: Gần 2600 tỷ chưa rõ “số phận”

Tuy lỗ lũy kế đã giảm đáng kể, HAGL vẫn còn nhiều vấn đề trong quản lý dòng tiền doanh nghiệp.

Chi phí lãi vay tiếp tục đè nặng

Theo BCTC hợp nhất năm 2018 đã được kiểm toán, doanh thu của HAGL đạt 5.388 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với thực hiện năm 2017, lợi nhuận gộp thu về 2.374 tỷ đồng. Sự tăng trưởng trong doanh thu chủ yếu nhờ vào đẩy mạnh mảng bán ớt và trái cây (đạt 3.411 tỷ đồng).

Tuy nhiên gánh nặng chi phí tài chính của HAGL tiếp tục tăng cao tới 1.721 tỷ đồng, trong đó 1.533 tỷ đồng được dùng để trả lãi vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và lỗ khác của Công ty vẫn ở mức cao, lần lượt là 989 tỷ đồng, 192 tỷ đồng và 893 tỷ đồng.

HAGL của bầu Đức lại gây hoang mang: Gần 2600 tỷ chưa rõ “số phận” - 1

Chi phí trả lãi vay vẫn đang gây áp lực rất lớn lên HAGL của bầu Đức

Do đó, lợi nhuận sau thuế của HAGL chỉ đạt vỏn vẹn 6,2 tỷ đồng, giảm mạnh so với kết quả năm ngoái là 371 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 117,5 tỷ đồng.

Tới cuối năm 2018, tổng các khoản vay của HAGL ở mức 21.753 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn chiếm gần 70%. Cụ thể, HAGL đang vay nợ thông qua trái phiếu gần 11.000 tỷ đồng, vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại là 6.142 tỷ đồng. Ngoài ra, HAGL còn có khoản vay ngắn hạn với CTCP Ô tô Trường Hải là 746 tỷ đồng; vay ngắn hạn và dài hạn của ông Đoàn Nguyên Đức hơn 742 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau kiểm toán, khoản lỗ lũy kế của HAGL đã giảm mạnh so với báo cáo tự lập trước đó, từ 161,5 tỷ đồng xuống chỉ còn 36,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty kiểm toán cũng đã nhấn mạnh về khoản lỗ này, cùng với việc nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 6,568.8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cũng tại ngày này, HAGL đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu được trình bày trong báo cáo hợp nhất năm 2018. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Gần 2600 tỷ đồng chưa xác định được khả năng thu hồi

Theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, vào ngày 31/12/2018, HAGL ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn khác từ các bên liên quan của CTCP Đầu tư Bất động sản An Phú với tổng giá trị hơn 7,594 tỷ đồng (số đầu năm 2018 là hơn 10.570 tỷ đồng).

HAGL của bầu Đức lại gây hoang mang: Gần 2600 tỷ chưa rõ “số phận” - 2

Các khoản phải thu thuộc nhóm Bất động sản An Phú

Đáng chú ý, dựa vào các thông tin hiện có, đơn vị kiểm toán không thể thu nhập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định khả năng thu hồi của tổng số dư là 2.593 tỷ đồng trong các số dư trên. Theo đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến báo cáo tài chính hợp nhất của HAG cho năm tài chính 2018.

Theo báo cáo tài chính, các khoản phải thu của HAGL đối với nhóm An Phú như trên đã được bảo lãnh bởi chính tài sản riêng của Chủ tịch HAGL – ông Đoàn Nguyên Đức và tài sản của một số công ty, cá nhân liên quan khác.

Phía HAGL đã giải trình về gần 2600 tỷ đồng này, cho rằng các bên liên quan này đang vận hành nhiều dự án kinh doanh đa dạng như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi với khối tài sản đa dạng, trong đó nhiều dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, gây khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền để trả nợ cho Tập đoàn.

HAGL hy vọng khi các bên liên quan này làm ăn ổn định và có lợi nhuận thì sẽ có tiền trả cho công ty và việc đánh giá khả năng thu hồi của kiểm toán viên cũng trở nên dễ dàng hơn.

“Át chủ bài” lao dốc, đại gia Trịnh Văn Quyết “hụt hơi” trong cuộc đua tỷ phú

Sắc đỏ chiếm thế chủ đạo trên thị trường chứng khoán tuần qua, tài sản của nhiều đại gia Việt sụt giảm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Bầu Đức Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN