Gửi tiết kiệm ngân hàng nào được hưởng lãi suất cao nhất?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong bối cảnh cuộc đua lãi suất đầu vào vẫn đang tiếp diễn, đã có ngân hàng huy động vốn với lãi suất gửi tiết kiệm ở mức 8%/năm.

Trong biểu lãi suất mới nhất vừa áp dụng, Ngân hàng số Cake by VPBank đã tăng lãi suất bậc thang lên mức cao nhất là 8,2%/năm đối với các khoản tiền gửi của khách hàng trên 300 triệu đồng và kỳ hạn gửi 36 tháng.

Mức lãi suất 8%/năm cũng xuất hiện nhiều hơn khi khách hàng chọn các kỳ hạn gửi dài trên 18 tháng với khoản tiền gửi từ 50 triệu đồng tại Cake by VPBank.

Ở các kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất huy động cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, lãi suất cố định kỳ hạn 6 tháng là 7,1%/năm; 12 tháng là 7,7%/năm tại ngân hàng số này.

SCB tăng lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng online kể từ ngày 27/9 ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên là 7,05%/năm, 9 tháng lên 7,2%, 12 tháng lên 7,35%, 24 tháng lên 7,6%. Ngoài ra, đối với chứng chỉ 24 tháng, lãi suất tăng từ 7,6%/năm lên 7,75%

Tương tự, Nam Á Bank cũng tăng lãi suất huy động từ 0,2 - 1%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,7 - 4,9%/năm, 6 tháng 6,7%, 12 tháng lên 7,3%…

Trong khi đó, Ngân hàng Bản Việt áp dụng lãi suất lên 7,1%/năm ở kỳ hạn 6 tháng, 7,5% kỳ hạn 12 tháng. Kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên mức kịch trần 5%/năm.

Các ngân hàng khác có lãi suất huy động tiết kiệm online như SHB ở các kỳ hạn 6 tháng là 6,2%/năm, 12 tháng 6,9%/năm. Kienlongbank cũng huy động kỳ hạn 6 tháng 6,4%/năm, 12 tháng 6,8% và mức lãi suất cao nhất là 7,1% ở kỳ hạn 24 tháng…

Đã có ngân hàng huy động vốn với lãi suất gửi tiết kiệm ở mức 8%/năm.

Đã có ngân hàng huy động vốn với lãi suất gửi tiết kiệm ở mức 8%/năm.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn.

VietinBank cũng vừa cập nhật biểu lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng – dưới 3 tháng của nhà băng này đã tăng thêm 1% lên 4,1%/năm, lãi suất từ 3 tháng – dưới 6 tháng tăng lên 4,4%/năm. Với kỳ từ 12 tháng trở lên, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất mới 6,4%/năm, cao hơn 0,8%/năm so với trước.

Agribank cũng có bước điều chỉnh tương tự, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng cao nhất là 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,4%/năm. Ngoài ra, đáng chú ý, Agribank tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên 0,3%/năm trong khi đa số các ngân hàng khác niêm yết 0,1%/năm...

Công ty chứng khoán VCBS cho biết từ đầu năm tới nay, lãi suất huy động đã điều chỉnh tăng 0,9-1,1 điểm % khiến mặt bằng lãi suất và chi phí vốn cao hơn. VCBS dự báo xu hướng tăng lãi suất huy động vẫn tiếp diễn, theo đó mặt bằng lãi suất huy động dự báo tăng 1-1,5 điểm % trong cả năm nay.

Điều này đồng nghĩa với sức ép lên tỷ giá trong nước là không thể tránh khỏi khi các bộ đệm để giúp ổn định tỷ giá đã suy yếu và lãi suất cho vay được dự đoán cũng chịu áp lực tăng dù có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng bầu Thụy làm Phó chủ tịch muốn tăng vốn lên hơn 20.291 tỷ đồng

Cùng với các nhà băng khác, LienVietPostBank – Ngân hàng bầu Thụy đang giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị cũng đã công bố kế hoạch tăng vốn lên hơn 20.291 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN