Giới trẻ nên “mua nhà” hay đi “thuê nhà” ở thì hợp lý?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bài toán nên mua nhà hay thuê nhà có lẽ khiến nhiều người đau đầu nhất hiện nay, đặc biệt là những người trẻ đang làm việc và sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…. Tuy nhiên, mua nhà hay thuê nhà đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó.

Theo quan điểm của nhiều người về việc mua nhà hay thuê nhà ở thì mỗi lựa chọn đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Giá thuê nhà ở không quá cao so với mặt bằng chung thu nhập, nếu sống ở các thành phố hạng hai, thậm chí, một căn hộ tập thể phục vụ cho cả gia đình sinh hoạt chỉ có giá thuê khoảng 5 triệu đồng. Mặt khác, nếu mua một căn nhà còn phải trả một khoản tiền đặt trước rất lớn, trong trường hợp mua nhà trả góp, hàng tháng còn phải trả một khoản lãi và gốc lên đến vài chục triệu đồng.

Anh Phan Huy Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) đang làm việc cho một công ty chuyên về Dược phẩm cho biết, gia đình anh có 3 người, vợ chồng và 1 con nhỏ, hiện đang sống trong một căn hộ tập thể ở Nghĩa Tân với mức giá thuê 6 triệu đồng/tháng.

Gia đình anh đã sống ổn định ở đây khoảng gần 10 năm nay và cảm thấy khu vực này rất dễ sống nên không muốn dời đi nơi khác, nhiều lần định đầu tư mua một căn hộ chung cư nhưng với mức tài chính đang có thì chắc chắn phải mua ở những khu vực xa trung tâm không tiện đi lại.

Giới trẻ  nên “mua nhà” hay đi “thuê nhà” ở thì hợp lý? - 1

Ảnh minh họa

Theo tính toán của anh Nam, nếu mua một căn hộ khoảng 2 tỷ đồng, gia đình anh phải đi vay khoảng 1 tỷ đồng, mỗi tháng chắc chắn phải trả có gốc lẫn lãi khoảng trên 13 triệu đồng, nếu vay có thời hạn khoảng 10 năm, trong khi đó đi thuê một nơi ổn định như hiện tại mỗi tháng chỉ mất 6 triệu đồng.

“Số tiền có được mỗi tháng vẫn dư ra một ít, các khoản tích góp được mang gửi tiết kiệm cũng sẽ sinh lời hàng năm, nên với chúng tôi đi thuê nhà ở thời điểm này vẫn là một phương án tối ưu nhất”, anh Nam nói.

Khác với anh Nam, chị Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) lại cho rằng “An cư lạc nghiệp” luôn là điều kiện tiên quyết để quyết định mức độ hạnh phúc và sự no ấm của các gia đình Việt Nam.

“Vậy nên, gia đình chúng tôi đã quyết định xuống tiền để mua một căn hộ chung cư tại quận Thanh Xuân hồi năm 2019, hiện giá trị căn hộ của chúng tôi trên thị trường cũng tăng lên một ít so với thời điểm mua vào”, chị Nga chia sẻ.

Chị Nga cho biết, gia đình chị mua một căn hộ chung cư giá 2,8 tỷ đồng, số tiền gia đình tích góp được 1,4 tỷ, số còn lại đi vay, thời hạn vay 15 năm, hiện tại mỗi tháng gia đình chị phải thanh toán cho ngân hàng một khoản cả gốc lẫn lãi khoảng gần 25 triệu đồng.

“Mặc dù phải trả lãi cho ngân hàng khá cao, nhưng dù sao đây cũng là tài sản của mình, nó thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, nên việc mua nhà vẫn là phương án tối ưu với chúng tôi”, chị này nói.

Theo chị Nga, người Việt Nam luôn có câu nói truyền thống “ an cư lạc nghiệp”, vì thế ai cũng hy vọng sớm có được ngôi nhà của riêng của mình. Sở hữu một ngôi nhà, tức là chúng ta sẽ yên bề cuộc sống, có thể hoàn toàn tập trung cho sự nghiệp và tương lai của con cái.

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, nếu đi thuê căn hộ thì những khoản chi phí đầu tiên sẽ là phí thuê nhà hàng tháng, chi phí tăng cường an ninh hoặc chi phí về đồ gia dụng sẽ được sử dụng. Theo thời hạn trong hợp đồng, các năm sau này phí thuê nhà sẽ tăng lên tùy theo mức thỏa thuận giữa người thuê và chủ nhà.

Có thể khi đi thuê nhà ở không phải quan tâm tới hạ tầng cố định như kết cấu căn phòng, đường điện nước. Nhưng trong trường hợp bạn muốn sửa chữa kết cấu căn hộ theo ý mình thì thông thường chủ nhà sẽ không cho phép và khi đó gia đình bạn có thể không sử dụng được hạ tầng căn phòng theo ý muốn hoặc sử dụng trong trạng thái không an toàn.

Ngoài ra, chủ nhà có thể tăng giá thuê theo thị trường nếu muốn và khi đó chi phí thuê nhà tăng lên, điều này luôn là nỗi lo lắng thường thấy của người đi thuê nhà.

Bên cạnh đó, chủ nhà có quyền đưa ra những giới hạn cho gia đình bạn, như là không nuôi chó mèo, không bật to nhạc hoặc trang trí lại căn phòng. Gia đình bạn cũng không được chuyển đổi mục đích sử dụng căn phòng (cho thuê lại, làm văn phòng công ty) vì bạn là người đi thuê.

Với nhiều gia đình, thuê nhà hay vay tiền thêm để mua nhà với số lãi tương đương tiền thuê nhà, hàng tháng đang là bài toán khiến họ phải đau đầu cân nhắc. Tùy theo từng trường hợp, mà bạn cần đưa ra những quyết định cho phù hợp hoàn cảnh và trạng thái cá nhân.

Để có hàng trăm triệu đồng làm quỹ dự phòng, các gia đình đã tiết kiệm thế nào?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình để có thể tích lũy tài chính hoặc mua sắm các vật dụng thiết yếu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhân Hà Phan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN