Giờ vàng cúng Tết Thần Tài ngày 10 tháng Giêng để dồi dào tài lộc cả năm 2023
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được coi là Tết Thần Tài và mọi người ngoài mua vàng cầu may còn làm lễ cúng vía Thần Tài. Năm 2023, theo chuyên gia giờ vàng cúng Tết Thần Tài có các khung giờ sau.
Năm 2023 có ngày Đại lễ Thần Tài, Tết Thần Tài là 10/1/2023 âm (dương lịch là 31/1/2023). Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch cùng với bàn thờ tổ tiên và các ban thời khác trong nhà, mọi người thường cúng Thần Tài để tạ lễ khi gặp vận may về tài lộc.
Vào ngày này, nhiều gia đình, nhất là các hộ kinh doanh thường sắm lễ cúng vía Thần Tài để cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, may mắn. Việc cúng Thần Tài vào giờ nào trong ngày vía Thần Tài ở mỗi năm cũng có khác nhau theo lịch vạn sự.
Chia sẻ về khung giờ vàng cúng lễ ngày Tết Thần Tài 2023, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, năm nay giờ đẹp cúng lễ ngày vía Thần Tài có 3 khoảng: Giờ Mão từ 5h đến 7h; Giờ Tỵ từ 9h đến 11h; Giờ Thân từ 15h đến 17h. Đây cũng là 3 khung giờ mà ta nên mang vàng và bạc đi qua cổng chính, cửa chính đặt vào vùng tài vị để két sắt, nơi chuyên để tiền...
Ảnh minh họa
Đồ lễ cúng Tết Thần Tài, mọi người nên chuẩn bị gồm: Nến (đèn cầy); Hương thắp (nhang); 3 cốc nước; 3 cốc rượu; Gạo (phải là gạo tẻ). Tiền vàng mã. Muối hạt sạch. Thuốc lá. Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm. Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…). Tiền lẻ; 1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa); Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu); Xôi đậu xanh. Chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, bánh bao nhân thịt trứng và chuối chín vàng. Bởi vậy mà nhiều gia đình trong mâm lễ Thần Tài thường có thêm các món này. Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Khi chuẩn bị lễ cúng, riêng đối với hoa cúng Thần Tài, gia chủ không nên mua hoa quả giả mà cần mua hoa tươi có nụ, hương thơm. Khi đốt nhang cần thay nước, thay nước trong lọ hoa…
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cũng khuyên rằng, hàng tháng lau bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa chỉ vào ngày cuối tháng không làm theo man thư lau dọn giữa tháng là sai. Nước lau rửa bao sái ban Thần Tài thường được chuẩn bị là loại nước ngũ vị được đun từ 5 loại lá hương liệu gồm lá xả, lá mùi hoặc bưởi, quế, hồi khô, hương nhu… Mọi người không nên dùng rượu gừng lau rửa ban thờ vì nếu bàn thờ bằng gỗ sẽ làm hỏng ban thờ, tắm tượng sứ rượu gừng thì không sao.
Mọi người cần nhớ 1 năm 12 tháng ta chỉ tắm cho tượng 5 lần/1 năm và tắm tượng vào các ngày 10 hàng tháng. Khăn lau bàn thờ riêng, khăn tắm tượng Thần Tài - Thổ Địa riêng và những khăn lau này tuyệt đối không được dùng cùng vào các việc khác.
Ngoài ra mọi người cần lưu ý, người không làm kinh doanh thì có thể chọn làm lễ cúng vía Thần Tài ở nhà hay đình chùa đều được. Thổ Địa thờ tại nhà còn được coi là Thần Tài nên điều này không có gì phạm kị. Song với những người làm ăn buôn bán thì tốt nhất nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ chớ nên làm ở đình chùa.
Khi làm lễ ở nhà riêng, mâm cỗ cúng có thể đặt trong nhà, cũng có thể đặt trước cửa, ngoài sân hay ban công nhà. Nhiều người quan niệm để mâm cúng ngoài sân, ngoài cửa dễ có vong lang thang, cô hồn, chúng sinh ngoài đường vào thụ lễ gia chủ nên chọn đặt mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài ở trong nhà, mong tài lộc sẽ thuận lợi đến với mình hơn.
Mỗi năm, chú trâu này đưa về cho chủ nhân số tiền không hề nhỏ.
Nguồn: [Link nguồn]