Giai đoạn làm ăn “thất bát” nhất trong sự nghiệp của bầu Đức

Sự kiện: Tin chứng khoán

Những lo ngại dịch Corona lan rộng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu phiên thứ 2 liên tiếp.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 22,96 điểm (2,39%) xuống 936,62 điểm; HNX-Index giảm 1,68% xuống 102,36 điểm và UPCom-Index giảm 1,3% xuống 55 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt khoảng 4.700 tỷ đồng. Trên cả 3 sàn có 476 mã giảm điểm, trong đó có tới 97 mã giảm sàn.

VN-Index giảm 22,96 điểm (2,39%) xuống 936,62 điểm.

VN-Index giảm 22,96 điểm (2,39%) xuống 936,62 điểm.

Khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 17 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào VNM, CTG, VIC, HCM, MSN…

Các cổ phiếu lớn như VNM, HVN, VJC, HCM giảm sàn. GMD, DPM cũng giảm sàn do bị VFMVN30 ETF loại khỏi danh mục. Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng như DXG, LDG, D2D, TIP, DPG…cũng giảm sàn.

Đà giảm diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành. Nỗ lực của CTG, MSN cùng VIC, VHM là không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu.

Điểm sáng trong phiên hôm nay là nhóm dược phẩm, thiết bị y tế với nhiều mã tăng điểm, thậm chí tăng trần như AMV, DHG, DHT, IMP, JVC, DVN, BBT…

Cùng với xu thế chung của toàn thị trường, cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai cũng có phiên sụt giảm đáng kể. Chốt phiên cổ phiếu này giả tới 6,67% (tương đương 260 đồng) về mốc 3.640 đồng/cổ phiếu.

Tính chung qua 1 tháng từ đầu năm 2020 tới nay, HAG đã “bốc hơi” tới 9,45% giá trị.

Quý 4/2019 là quí đầu tiên doanh nghiệp của "bầu Đức" lỗ gộp kể từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2008.

Quý 4/2019 là quí đầu tiên doanh nghiệp của "bầu Đức" lỗ gộp kể từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2008.

Được biết, CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019. Theo đó doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu thuần đạt 602,6 tỉ đồng, giảm 43,6% so với cùng kì năm 2018.

Doanh thu phần lớn đến từ nhóm công ty con HAGL Agrico khi nhóm này đóng góp 541,3 tỉ đồng, riêng công ty mẹ HAGL đạt doanh thu 33,3 tỉ đồng.

Cơ cấu doanh thu của HAGL chủ yếu đến từ mảng trái cây đóng góp 54,3% và mảng cao su đóng góp 25,6%. Các dịch vụ khác và bán hàng hóa, phụ phẩm đóng góp lần lượt 10,3% và 9,7%. Trong kì, công ty không còn doanh thu từ ớt, bò thịt và bất động sản.

Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến HAGL lỗ gộp 19 tỉ đồng, đây là quí đầu tiên doanh nghiệp của "bầu Đức" lỗ gộp kể từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2008. Cùng kì năm 2018, HAGL lãi gộp 196 tỉ đồng.

Hoạt động tài chính không thay đổi nhiều so với cùng kì năm trước, với doanh thu tài chính đạt 257,8 tỉ đồng và chi phí tài chính ở mức 349,2 tỉ đồng. Mặc dù chi phí quản lí doanh nghiệp giảm đáng kể từ 286,3 tỉ đồng xuống 92,9 tỉ đồng, HAGL vẫn lỗ 242 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh, cùng kì năm trước HAGL lỗ 227,7 tỉ đồng.

Trong kì, HAGL tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu, phát sinh thêm 281,6 tỉ đồng các loại chi phí khác; bao gồm chuyển đổi vườn cây, đánh giá lại và xóa sổ các tài sản không hiệu quả. Theo đó, công ty chịu thêm lỗ khác 270,6 tỉ đồng.

Kết quả, HAGL tiếp tục lỗ sau thuế 343,2 tỉ đồng trong quí IV, tương đương mức lỗ cùng kì năm trước. Tuy nhiên, phần lỗ này chủ yếu đến từ các công ty con khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ vẫn ghi nhận hơn 56 tỉ đồng.

Lũy kế cả năm 2019, doanh thu của HAGL giảm 61,4% so với năm trước xuống còn 2.082 tỉ đồng. Doanh thu giảm một phần do không còn hợp nhất từ nhóm các công ty con đã bán cho Thadi, cùng với sự ảnh hưởng từ trận lũ lụt tại Lào vào tháng 9/2019.

Công ty lỗ sau thuế 1.609 tỉ đồng, trong khi năm 2018 lãi 6,2 tỉ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ vẫn đạt 253,2 tỉ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm trước. Nhờ đó, HAGL cũng thoát khỏi cảnh lỗ lũy kế.

Trong năm 2019, HAGL đã chuyển nhượng một phần vốn tại HAGL Agrico và nhóm công ty cao su gồm Cao su Đông Dương, Cao su Trung Nguyên, Cao su Đông Pênh cho Thaco, đồng thời bán đi toàn bộ mảng thủy điện.

Theo đó, đến hết năm 2019, tổng tài sản còn ở mức 38.599 tỉ đồng, giảm 19,8% so với thời điểm đầu năm. Khoản đầu tư vào các công ty con hiện còn 6.656 tỉ đồng, lớn nhất là HAGL Agrico với giá trị 4.503 tỉ đồng và Hưng Thắng Lợi Gia Lai giá trị 1.977 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, HAGL đã thanh toán đáng kể các khoản nợ vay. Cụ thể, vay ngắn hạn giảm từ 1.817 tỉ đồng xuống còn 446,6 tỉ đồng; vay dài hạn giảm từ 8.891 tỉ đồng xuống còn 7.044 tỉ đồng. Các khoản vay này chủ yếu nằm tại HAGL Agrico.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ phú Jack Ma chi 14 triệu USD để chống virus Corona

Trước tâm dịch Corona, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma quyên góp 100 triệu nhân dân tệ (hơn 14 triệu USD) thông qua quỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN