Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
s
Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 2

Theo phân tích của các chuyên gia, trong cả năm 2020, giá vàng trong nước biến động tăng giảm theo giá vàng thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2021, điều bất ngờ chưa từng có trong lịch sử đã diễn ra khi giá vàng Việt Nam có những thời điểm đi ngược chiều thế giới, kéo chênh lệch lên đến gần 12 triệu đồng/lượng.

Đây là mức chênh lệch cao chưa từng thấy kể từ thời điểm vàng miếng SJC được coi là thương hiệu vàng của Nhà nước vào năm 2012.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 3

Cụ thể, sau khi mở phiên giao dịch vào ngày 4/1/2021, giá vàng thế giới đạt mốc 1.922 USD/ounce rồi cứ thế giảm dần xuống mức 1.696,2 USD/ounce vào tháng 3, lại tiếp tục tăng lên 1.896,6 USD/ounce vào tháng 6 và không chạm được ngưỡng 1.900 USD/ounce cho đến hết năm 2021.

Ở mức này, giá vàng thế giới quy đổi chỉ ở mức 49-53 triệu đồng/lượng, giảm đến 10 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh của năm 2020. Mặc dù vậy, giá vàng Việt Nam vẫn neo ở mức cao, có thời điểm tăng ngược chiều so với thế giới và loanh quanh ở mức 56-57 triệu đồng/lượng.

Thậm chí, đến giữa tháng 11/2021, giá vàng SJC bất ngờ tăng sốc, vượt 62 triệu đồng/lượng khiến chênh lệch trong nước - quốc tế ngày càng lớn, đỉnh điểm lên hơn 12 triệu đồng/lượng.

Trong đó, ngày 17/11, khi giá vàng thế giới điều chỉnh giảm từ 1.863 USD/ounce xuống còn 1.851 USD/ounce thì giá vàng SJC tại thị trường Việt Nam lại tăng sốc vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng. Chênh lệch so với giá vàng thế giới quy đổi 11 triệu đồng/lượng khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu về thị trường vàng trong nước.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 4

“Giá vàng SJC tăng cao nhưng chênh lệch lên đến gần 11 triệu đồng so với giá vàng thế giới và chênh lệch tới 8 triệu đồng so với các loại vàng 9999 khác. Thậm chí chưa bao giờ tôi thấy chênh lệch lớn như bây giờ. Vì vậy, khi giá vàng lên vượt mốc 62 triệu đồng/lượng thì tình hình mua bán vẫn hết sức trầm lắng, không có sự đột biến gì so với những ngày trước đó”, ông Trần Xuân Dũng – Trưởng phòng Kinh doanh khối vàng miếng của Phú Quý cho biết.

“Tôi nhớ năm 2020, khi vàng lên trên 60 triệu đồng/lượng, cửa hàng vàng đông như trảy hội, người bán vàng xếp hàng xuyên trưa đi bán vàng. Năm nay thì ngược lại, giá vàng bứt phá tăng sốc vào giữa tháng 11 và neo cả tháng trời ở mốc trên 60 triệu đồng/lượng, thậm chí có ngày lên trên 62 triệu đồng/lượng nhưng cửa hàng vàng vẫn vắng tanh”, bà Ngô Thị Hợi, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội bày tỏ.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 5

“Nếu quy ra tiền, 5 lượng vàng khi tôi vay chỉ khoảng 207 triệu đồng nhưng hiện tại sau 2 năm, giá vàng đã tăng lên 61,5 triệu đồng/lượng, số tiền phải trả đã lên tới 307 triệu đồng. Vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ vì giá vàng tăng quá nhanh”, chị Hằng, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ.

Hai vợ chồng chị vì thiếu tiền xây nhà nên vay của người thân 5 lượng vàng vào tháng 12/2019 với thời hạn vay trong 2 năm không phải trả lãi. Tuy nhiên, giá vàng tăng “chóng mặt” trong khoảng thời gian 2 năm gần đây khiến vợ chồng chị rơi vào thế bí.

Chứng kiến “cơn điên” của vàng vào năm 2020 và phải chịu lỗ hơn 30 triệu đồng sau hơn một năm “đu đỉnh”, anh Kiên, trú tại Hà Đông (Hà Nội) cho rằng nếu mua vàng vào thời điểm này thì cầm chắc lỗ vì thị trường chênh lệch quá lớn.

“Ngày 06/08/2020, giữa lúc giá vàng lên vượt mốc 62 triệu đồng/lượng, vợ chồng tôi ôm hơn 300 triệu mua 6 lượng vàng để đầu tư lướt sóng. Không ngờ, chỉ vài tiếng sau giá vàng quay đầu giảm mạnh và “bốc hơi” gần 11 triệu đồng chỉ sau 1 tuần khiến tôi không kịp trở tay. Chờ cả năm, không những không sinh lời mà tôi phải bán cắt lỗ, bán xong vàng lại tăng vượt mốc 60 triệu đồng/lượng”, anh Kiên nói.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 6

Theo anh Kiên, đầu tư vàng dễ vì đơn vị nhỏ, mua bán dễ. Nếu có 5-10 triệu cũng có thể đầu tư. Trong khi đầu tư chứng khoán thì cần hàng trăm triệu, bất động sản thì phải có hàng tỷ đồng mà thanh khoản khó hơn nên nhiều người vẫn lựa chọn mua vàng. Tuy nhiên, thị trường vàng luôn bất định, khó nắm bắt. Vì vậy, nhà đầu tư phải hết sức tỉnh táo.

Về vấn đề này, ông Huỳnh Trung Khánh- Cố vấn Cấp Cao của Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam cho biết, sự chênh lệch quá lớn của giá vàng Việt Nam so với giá vàng thế giới như hiện tại là bất bình thường.

“Chênh lệch thị trường vàng giữa trong nước và thế giới quá lớn. Nếu như năm ngoái, sự chênh lệch này chỉ từ 2-3 triệu đồng, nhiều nhất cũng chỉ 6-7 triệu đồng nhưng năm nay chênh lệch lên đến 11-12 triệu. Chênh lệch một cách bất thường nên nhà đầu tư cũng sợ, không muốn mua bán. Người mua cũng ngại, người bán cũng ngại, thị trường ảm đạm là đúng”, ông Khánh khẳng định.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 7

Chính sự chênh lệch này nên khi giá vàng năm nay tăng vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng, các cửa hàng vàng không có gì đột biến so với những ngày trước đó.

Nguyên nhân chính của sự chênh lệch này là do thị trường vàng ở Việt Nam không liên thông với thị trường thế giới khiến vàng miếng ngày càng khan hiếm.

“Tức là kinh doanh vàng tại Việt Nam là hoạt động kinh doanh có điều kiện, vàng SJC do Ngân hàng Nhà nước quản lý việc nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Lượng vàng miếng SJC chỉ quanh quẩn có bấy nhiêu đó thôi nên ngày càng hiếm. Gọi là của quý hiếm rồi thì cửa hàng vàng muốn tăng bao nhiêu thì tăng, mặc kệ thế giới”, ông Khánh nói.

Lý do thứ 2 theo ông Khánh là do dịch bệnh Covid-19 vẫn còn hết sức phức tạp và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Qua các đợt dịch, lượng tiền nhàn rỗi trong dân không còn nhiều. Khi nào dịch qua thật sự rồi thì dân mới dám đầu tư.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 8
Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 9

Các chuyên gia cho rằng, dưới tác động của lạm phát, giá vàng thế giới có thể tăng lên 2.000 USD/ounce vào năm 2022 bởi vàng vẫn là nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh các kênh đầu tư khác có nhiều biến động bất thường.

Cụ thể, ông Christopher Ecclestone, chuyên gia phân tích của Công ty Hallgarten cho biết trên Reuters, nếu lạm phát tiếp tục tăng và đặc biệt là nếu giá bất động sản ngừng tăng hoặc bắt đầu đi xuống thì các nhà đầu tư sẽ cố gắng tìm nơi đầu tư tiền của mình bằng cách tìm đến vàng.

“Dưới tác động của lạm phát, giá vàng có thể tăng lên 2.000 USD/ounce trong 12 tháng tới và có khả năng tăng lên 3.000 USD/ounce vào năm 2026”, vị này cho hay.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 10

Đồng quan điểm, ông John LaForge, Giám đốc chiếc lược tài sản Công ty dịch vụ tài chính Wells Fargo (Mỹ) nhận định rằng giá hàng hóa đang trong quá trình tăng giá mạnh một cách dài hạn, vì sự mất cân bằng cung cầu.

“Bước sang năm 2022, giá hàng hóa vẫn chưa thể đi xuống do nguồn cung thấp đến từ chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Thâm hụt nguồn cung càng làm giá hàng hóa tăng cao. Vì vậy, giá vàng sẽ bắt kịp sự tăng giá của hàng hóa và có thể đạt mốc 2.000 USD/ounce trong năm 2022”, ông Johnn LaForge cho biết.

Ông Huỳnh Trung Khánh – Cố vấn Cấp cao của Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, xu hướng của giá vàng trong 6 tháng nữa sẽ đi lên chứ chưa thể thoái trào. Đặc biệt, giá vàng thế giới có thể lên tới trên 1.900 USD/ounce, thậm chí có thể còn tăng tiếp và tạo kỷ lục mới trên 2.000 USD.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 11

Theo ông Khánh, nguyên nhân chính là do dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù người dân đã được tiêm vắc xin nhưng các giao dịch trên thị trường đang đi theo chiều hướng thận trọng khi biến thể Omicron lan rộng và có thể bùng dịch lại bất kỳ lúc nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi kinh tế của các quốc gia.

“Ở một số nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tung ra các gói hỗ trợ bằng tiền mặt để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Khi số tiền tung ra nhiều và trong thời gian dài như vậy thì khiến lạm phát tăng cao. Đặc biệt, vàng chính là nơi trú ẩn để chống lạm phát nên các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư ráo riết mua vào”, ông Khánh phân tích.

Hơn nữa, theo ông Khánh, giá vàng Việt Nam đang chênh lệch quá lớn so với giá vàng thế giới nên nếu giá vàng thế giới tăng lên 1.900-2.000 USD/ounce thì vàng Việt Nam có khả năng lên tới 63-64 triệu đồng/lượng. “Nếu nhà nước không có biện pháp nào để cải thiện nguồn cung thì vàng SJC sẽ còn lên nữa”, ông Khánh nhận định.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 12

Đồng quan điểm, ông Trần Xuân Dũng – Trưởng phòng Kinh doanh khối vàng miếng của Phú Quý cho biết, giá vàng thế giới hết quý I/2022 sẽ lên đến mốc 1.900 USD/ounce và giá vàng SJC trong nước sẽ có giá cao nhất sẽ là 62,5 triệu đồng/lượng nếu khoảng cách chênh lệch vẫn lớn như hiện tại.

Theo ông Dũng, chuỗi cung cầu trên toàn thế giới bị đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới lạm phát tăng cao đẩy giá vàng tăng mạnh. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Trung ương FED của Mỹ đưa ra chính sách tăng lãi suất 3 lần vào năm 2022 nên dự kiến đến tháng 6/2022 giá vàng sẽ xuống mốc 1.650 USD/ounce.

“Từ trước đến nay, vàng được coi là công cụ chống lại lạm phát tốt nhất nên các quỹ đầu tư thế giới mới ráo riết mua vàng. Đặc biệt, đầu năm là mùa lễ cưới và lễ hội của người dân các nước châu Á nên nhu cầu sử dụng vàng lớn hơn. Do đó, chắc chắn giá vàng sẽ còn tăng tiếp và kỳ vọng lên đến trên 62,5 triệu đồng/lượng”, ông Dũng nhấn mạnh.

Tăng bất chấp vượt ngưỡng 62 triệu đồng/lượng năm 2021: Liệu vàng có "phá đỉnh" vào năm 2022? - 13
 

Bài viết: Hồng Cảnh

Thiết kế: Nãm Trung Nguyên

Sự kiện: Giá vàng
Thứ Sáu, ngày 31/12/2021 13:39 PM (GMT+7)
Theo Hồng Cảnh - Trung Nam ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN