Giá bất động sản Bình Chánh tăng vọt trước thông tin lên quận
Bình Chánh từng được xem là “vùng trũng” với giá đất cạnh tranh và giá căn hộ thấp nhất đô thị, nay ghi nhận giá bình quân căn hộ ở mức trên 1.000 USD/m2. Mức giá này đã tăng trung bình 13,37%/năm. Thậm chí, một số dự án từ thời điểm mua đến thời điểm dự án xây dựng lên, mức chênh có thể đạt 150-170 triệu đồng/căn.
Thời cơ chín muồi
Theo Sở Nội vụ TP.HCM, huyện Bình Chánh hiện cơ bản hội đủ các tiêu chí để lên Quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng,… Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, UBND huyện đã có văn bản xin chủ trương thành lập quận và đã được UBND TP.HCM chấp thuận. Huyện có diện tích 25.000 ha, đất nông nghiệp là 7.900 ha, chiếm 31% diện tích tự nhiên. Dự báo đến năm 2025 chỉ còn 0,4% số hộ làm nông nghiệp. Bình Chánh được nhận định nằm trong số những khu vực hưởng lợi nhiều nhất trong đền án chuyển đổi 26.0000 ha đất nông nghiệp lên đất đô thị, thương mại và dịch vụ của TP.HCM.
Bình Chánh hoàn thiện hạ tầng, sẵn sàng lên quận trong vài năm tới
Tính đến 2019, dân số Bình Chánh ở mức 705.000 người, chỉ đứng sau quận Bình Tân và vượt trội so với Thủ Đức. Xét về mật độ dân số, Bình Chánh cũng cao hơn nhiều so với Nhà Bè (2.700 người/km2 so với 2.000 người/km2) và cách không xa Quận 9 (3.400 người/km2). Quy mô dân cư ngày càng đông đúc là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ với giá trị gia tăng cao hơn.
Cấu trúc kinh tế của Bình Chánh đã tương đương với mô hình lý tưởng của quận. Giai đoạn 2015-2020, Bình Chánh đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 20,53%/năm. Địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế đúng định hướng, tăng dần giá trị sản lượng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Cụ thể, ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỉ trọng đến 80% và là động lực tăng trưởng chính, kế đến là ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng 17,6%. Trong khi đó nông nghiệp ước giảm dần tỉ trọng xuống chỉ còn 2,4% vào cuối năm 2020.
Có thể thấy, Bình Chánh cần một cơ chế vận hành mới: trở thành đô thị vệ tinh với một chính quyền đô thị mạnh mẽ, quyền lực hơn để có thể tận dụng tối đa tiềm lực đang có. Điều này cũng phù hợp hơn với sự phát triển của một địa phương đang chứng kiến tốc độ tăng dân số cơ học hơn 30.000 người mỗi năm đi cùng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao.
“Lực hút” của đô thị kiểu mẫu
Tương tự như khu Đông, hạ tầng hoàn thiện là cơ sở để Bình Chánh lên quận trong vài năm tới. Với vai trò là cửa ngõ phía Tây TP.HCM, Bình chánh từ lâu đã nhận sự quan tâm đầu tư về hạ tầng với nhiều dự án huyết mạch như Quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương (đã kéo dài đến Mỹ Thuận) hay trong tương lai là tuyến Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên, tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1.
Trung tâm hành chính Bình Chánh với đầy đủ tiện ích công
Lộ trình lên quận của Bình Chánh là viễn cảnh tươi sáng cho toàn thị trường Tây Sài Gòn trong thời gian tới. Đặc biệt, hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh - khu trung tâm hành chính Bình Chánh với hạ tầng hoàn thiện, dịch vụ công đầy đủ là khu vực được giới đầu tư nhắm đến. "Từ khu trung tâm hành chính, cư dân chỉ mất 15-20 phút di chuyển bằng Metro đến trung tâm thành phố, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao, siêu thị, làng đại học, Phú Mỹ Hưng chỉ trong tầm vài phút di chuyển", đại diện Tập đoàn BĐS An Gia cho biết.
Nếu Bình Chánh lên quận, khu vực này sẽ là tâm điểm bùng nổ tất cả loại hình dịch vụ, tập trung dân cư đông đúc, đồng thời kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng “nóng” với tiềm năng tăng giá cao bậc nhất khu vực.
Qũy đất tại khu vực trung tâm hành chính có tiềm năng tăng giá bậc nhất
Điều này được dự báo dựa trên kịch bản diễn biến thị trường bất động sản tại các khu vực trung tâm hành chính, tài chính của TP.HCM nhiều năm qua. Lấy đơn cử như Phú Mỹ Hưng trước năm 1998 chỉ là vùng đầm lầy hoang sơ, giá đất khoảng 2-4 triệu/m2. Sau khi được mạnh tay đầu tư hạ tầng, tiện ích, nơi đây vươn mình trở thành trung tâm hành chính – tài chính kiểu mẫu thì giá đất trung tâm Phú Mỹ Hưng đã vượt ngưỡng 250 triệu/m2.
Theo các chuyên gia, nhiều nhà đầu tư đang giành sự quan tâm hơn vào Bình Chánh nhằm “đón đầu” thị trường khi mà biên độ tăng giá còn cao. Cụ thể, mức độ biến động giá BĐS khu vực này luôn rơi vào ngưỡng trung bình từ 15-20%/năm. Lúc thị trường diễn biến tốt, ở các dự án có lợi thế mặt tiền đường lớn giá có thể tăng lên mức 30%/năm. Mặt khác, người mua ở thực đổ về đây tìm kiếm chốn an cư ngày càng nhiều cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh chính là lợi thế để BĐS Bình Chánh gia tăng giá trị.
Tuy vậy, theo dự báo, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM trong năm 2021 vẫn sẽ tiếp tục hạn chế do không nhiều dự án mới mở bán. Theo đó, tại khu Tây hiện cũng chỉ có một số dự án mới “bung hàng” trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung và được đánh giá có lợi thế lớn về sức mua lẫn giá bán. Đơn cử như dự án Westgate với quy mô 3,1 ha, cung ứng cho khu Tây TP.HCM gần 2.000 căn hộ 2-3 phòng ngủ.
Ông Trần Quang Khánh, chuyên gia BĐS từng nhấn mạnh, sự khác biệt lớn so với khu Đông – Nam, nơi chuyên phát triển BĐS cao cấp phục vụ giới đầu tư và tầng lớp trung lưu trở lên là thị trường khu Tây lại có đặc tính chậm nhưng chắc, bền vững hơn vì đa phần phục vụ nhu cầu ở thật.
Nguồn: [Link nguồn]