“Ghép đôi” cho loại côn trùng này để lấy trứng bán, lão nông thu hàng trăm triệu đồng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ một hộ nuôi nhỏ lẻ ở một xã miền núi, ông Thắng đã gắn bó với nghề này được gần 30 năm, trở thành cơ sở sản xuất trứng tằm lớn nhất nhì tỉnh Phú Thọ.

Người ta thường nói: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm. Thế nhưng, từ việc nuôi tằm, nhiều hộ gia đình ở Phú Thọ trở nên khá giả, có của ăn của để.

Ông Nguyễn Quang Thắng, trú tại khu Vạn Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), cho biết, không biết từ bao giờ, việc nuôi tằm lá sắn làm thực phẩm đã xuất hiện ở quê mình. Ngay từ ngày còn nhỏ, ông đã được phụ giúp bố mẹ đi hái lá sắn về cho tằm ăn.

Ông Thắng hướng dẫn các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi tằm lá sắn.

Ông Thắng hướng dẫn các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi tằm lá sắn.

“Ngày xưa, bố mẹ tôi cũng nuôi tằm nhưng chỉ nuôi số lượng ít, mỗi lần nuôi xong lại lựa chọn những con tằm khoẻ để làm giống cho vụ sau. Nhà nuôi nhiều thì để lại vài trăm cái kén chứ ít người bỏ tiền ra mua trứng tằm giống về nuôi”, ông Thắng kể.

Lớn lên, mặc dù đang làm công nhân ở Nông trường chè Vạn Thắng nhưng năm 1994, ông Thắng nhận thấy tiềm năng của việc bán trứng tằm giống rồi bắt tay vào tìm hiểu việc nuôi và bán trứng tằm giống.

Năm đầu nuôi và thu hoạch được trứng tằm, ông Thắng đạp xe đi các xã lân cận để bán, mỗi tháng chỉ bán được vài lạng đến một cân.

Mỗi 100g trứng tằm có giá 1 triệu đồng nhưng sau khi nuôi từ 15-25 ngày có thể thu về khoảng 200kg tằm thương phẩm.

Mỗi 100g trứng tằm có giá 1 triệu đồng nhưng sau khi nuôi từ 15-25 ngày có thể thu về khoảng 200kg tằm thương phẩm.

Dần dần, thấy việc nuôi trứng tằm mua sẵn hiệu quả hơn tự để giống và ghép đôi nên ngày càng nhiều người đặt mua, khách hàng từ các tỉnh lân cận cũng liên hệ đến ông đặt mua trứng tằm.

“Ngay từ đầu, tôi chọn những con tằm to khoẻ rồi mang ghép đôi, thu trứng nên bà con mua trứng về nuôi đỡ công tự nhân giống, tỷ lệ nuôi thành phẩm đạt hơn, tằm lại khoẻ, thời gian nuôi được nhiều lứa hơn”, ông Thắng nói.

Không những bán trứng tằm giống, ông Thắng còn tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, hướng dẫn họ cách nuôi sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, lượng trứng tằm sản xuất ra dần dần không đủ bán, ông Thắng quyết định nghỉ việc, đầu tư nhà xưởng, tập trung vào việc sản xuất trứng tằm.

Tằm sau khi cuốn kén sẽ được xâu lại, treo thành từng dây. (Ảnh: Lê Hoàng).

Tằm sau khi cuốn kén sẽ được xâu lại, treo thành từng dây. (Ảnh: Lê Hoàng).

Theo ông Thắng, vòng đời của con tằm từ khi nở đến khi đẻ trứng khoảng 45 ngày. Trong đó, mùa hè nuôi khoảng 15 ngày thì tằm chín, mùa đông mất khoảng 20-25 ngày. Ông sẽ chọn những con tằm to, khoẻ mạnh cho tằm làm kén.

Sau khi tằm chín sẽ cuốn kén thì 5 ngày sau sẽ ra nhộng. Khoảng 17-18 ngày chui ngài ra bướm. Lúc này, ông Thắng sẽ tiến hành ghép đôi bằng cách cho chúng đậu vào những thanh ngang, dụng cụ giành riêng cho tằm đẻ trứng.

Mỗi lứa tằm cho thu trứng trong khoảng 3 ngày. Trứng khoảng 7 ngày sẽ nở ra con. Trung bình, cứ 1 tạ tằm chín sẽ cho thu hoạch 2kg trứng tằm.

Tằm được ghép đôi và đẻ trứng. (Ảnh: Lê Hoàng).

Tằm được ghép đôi và đẻ trứng. (Ảnh: Lê Hoàng).

Vào mùa hè là thời điểm con tằm phát triển nhanh nhất, chỉ mất 15 ngày nuôi có thể thu hoạch tằm thương phẩm mang bán. Trong khi đó, thời gian nuôi tằm vào mùa thu vào khoảng 20 ngày một lứa và mùa đông là từ 22-25 ngày.

“Mùa hè nóng, thời gian nuôi nhanh lại đúng mùa lá sắn nên giá tằm thương phẩm sẽ giảm, chỉ được từ 65-75 nghìn đồng/kg. Vào mùa đông, thời gian nuôi lâu hơn, nguồn lá sắn cho tằm ít nên giá tằm thương phẩm lên tới 90-120 nghìn đồng/kg”, ông Thắng phân tích.

Cơ sở sản xuất trứng tằm của ông Thắng tạo công ăn việc làm cho 10 lao động địa phương. (Ảnh: Lê Hoàng).

Cơ sở sản xuất trứng tằm của ông Thắng tạo công ăn việc làm cho 10 lao động địa phương. (Ảnh: Lê Hoàng).

Một lạng trứng tằm có giá bán lẻ từ 1-1,2 triệu đồng, bán buôn từ 800-900 nghìn đồng nhưng sau thời gian nuôi từ 15-25 ngày có thể thu được từ 180-200kg tằm thương phẩm, thu lãi gấp 10-15 lần.

Đồng thời, người nuôi không cần nhiều vốn, chỉ cần sắm sửa một số nong tre hoặc bạt, dành một phần diện tích làm khu nuôi và trồng thêm sắn là có thể nuôi tằm được.

Hộ nuôi ít chỉ mua 10g, nuôi nhiều thì vài lạng nhưng mỗi tháng, ông Thắng cung cấp ra thị trường từ 80-100kg trứng tằm.

Để có trứng tằm cung cấp ra thị trường, ông Thắng kết hợp với một số hộ nuôi tằm trong xã, nhận cung cấp trứng tằm giống và thu mua lại tằm thương phẩm mang về chọn lọc giống, làm giống.

Các học viên thuộc team Quang Linh Vlog sau khi hoàn thành khoá học về nuôi tằm lá sắn do ông Thắng đảm nhận đã mang trứng tằm sang châu Phi để nuôi thử nghiệm.

Các học viên thuộc team Quang Linh Vlog sau khi hoàn thành khoá học về nuôi tằm lá sắn do ông Thắng đảm nhận đã mang trứng tằm sang châu Phi để nuôi thử nghiệm.

Đến nay, sau 29 năm làm nghề sản xuất trứng tằm, ông Thắng đã đầu tư xây dựng nhà xưởng rộng 1.000m2, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động địa phương, trở thành cơ sở sản xuất trứng tằm lớn nhất nhì tỉnh Phú Thọ, doanh thu đạt từ 500-800 triệu đồng/tháng, lợi nhuận đạt khoảng 400 triệu đồng/năm.

“Cứ làm, có lãi thì tôi lại đầu tư tiếp, dần dần mở rộng sản xuất. Riêng năm nay, số tiền sửa sang, nâng cấp nhà xưởng tôi vừa bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng. Tiền lương nhân công mỗi tháng cũng khoảng 100 triệu đồng, chưa kể tiền giống, tiền điện”, ông Thắng nói.

Nguồn: [Link nguồn]

“Ngày tôi nghỉ việc về quê, lên vùng núi san đất làm chuồng trại, ai cũng bảo tôi “điên”, tự dưng nghỉ công việc nhiều người mơ ước để về nuôi vịt. Nhưng hơn 4 năm qua, bằng những gì tôi làm, không ai dám bảo tôi điên nữa”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN