FLC xin miễn nhiệm chức vụ HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết

FLC vừa đưa tờ trình xin miễn nhiệm chức vụ Hội đồng quản trị (HĐQT) của ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung.

Bổ sung 1 thành viên độc lập

FLC vừa công bố tờ trình đại hội cổ đông thường niên 2022 được tổ chức vào ngày 10/6 tới đây.

Ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung

Ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung

Đáng chú ý, trong tờ trình FLC nêu: Vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công án đã ban hành các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung.

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, FLC xin gia hạn họp đại hội cổ đông năm nay tới chậm nhất là ngày 30/6.

Quyết định lùi ngày họp đại hội đồng cổ đông được đưa ra trong bối cảnh FLC đối mặt với nhiều khó khăn sau khi lãnh đạo tập đoàn bị bắt.

Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung không còn đủ điều kiện giữ chức vụ thành viên HĐQT theo quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp.

Vì vậy, để tăng cường nhân sự cho Hội đồng quản trị công ty đại chúng, Hội đồng quản trị đã trình đại hội xem xét thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Trịnh Văn Quyết (kể từ ngày 29/3/2022) và bà Hương Trần Kiều Dung (từ 8/4/2022).

Để bù lấp vào hai vị trí của ông Quyết và bà Dung, Hội đồng quản trị cũng xin đại hội bầu bổ sung thành 2 viên Hội đồng quản trị khác, trong đó có 1 người là thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Hiện tại, Hội đồng quản trị FLC có các thành viên là ông Đặng Tất Thắng, bà Bùi Hải Huyền và ông Lã Quý Hiển. Trong đó, ông Thắng đảm nhận vai trò Chủ tịch FLC và Bamboo Airways thay cho ông Quyết từ 31/3 cho đến khi đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có quyết định mới.

Ngừng làm bất động sản liên quan đến nghĩa trang, nghĩa địa

Trong tờ trình, FLC cũng sẽ xin đại hội cổ đông điều chỉnh một số ngành nghề kinh doanh và xin bỏ bớt một ngành nghề kinh doanh.

FLC hiện đang đăng ký kinh doanh hàng chục ngành nghề, gồm: Buôn bán máy móc, thiết bị phụ tùng; Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường tủ, nội thất; Buôn bán máy vi tính; Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm; Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hoá; Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu; Kinh doanh bất động sản, Hoạt động thú y…

Đa số các ngành nghề trên, FLC xin ý kiến cổ đông bổ sung thêm thông tin: “Trừ việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư ngước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật”.

Đáng chú ý, trong ngành nghề Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, FLC sửa đổi, bổ sung thêm “Trừ đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử đất gắn với hạ tầng”.

Đối với ngành nghề Đại lý du lịch, FLC cũng bổ sung thêm “Trừ kinh doanh dịch vụ đưa khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài”.

Trong tờ trình, FLC cũng xin ý kiến cổ đông loại bỏ ngành nghề Khai thác quặng kim loại quý hiếm.

FLC cũng trình đại hội cổ đông đồng ý uỷ quyền cho Hội đồng quản trị quyết định điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung trên trong trường hợp cần sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các quy định pháp luật có liên quan mà không cần xin phê duyệt lại của đại hội cổ đông.

Nguồn: [Link nguồn]

“Sân chơi nóng” bùng nổ, sàn HOSE kinh doanh ra sao?

Cùng với tốc độ bùng nổ của thị trường chứng khoán, trong năm 2021 sàn HOSE cũng ghi nhận mức lãi kỷ lục trong lịch sử 21 năm hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo C.Sơn ([Tên nguồn])
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN