EVN nợ PVN 23.000 tỉ đồng, nợ đến hạn thanh toán 14.000 tỉ đồng
Theo PVN, một trong những vướng mắc, khó khăn lớn của doanh nghiệp này là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nợ trong toàn PVN lên đến gần 23.000 tỉ đồng
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có báo cáo sản xuất kinh doanh 6 tháng năm 2023. Theo doanh nghiệp này, tổng doanh thu toàn tập đoàn 6 tháng đầu năm ước đạt 420.100 tỉ đồng, vượt 24% kế hoạch 6 tháng.
EVN nợ PVN gần 23.000 tỉ đồng
Bên cạnh đó, nộp ngân sách Nhà nước (không bao gồm Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn) ước đạt hơn 66.000 tỉ đồng, vượt 63% kế hoạch 6 tháng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt cao so với kế hoạch 6 tháng.
PVN cũng đánh giá doanh nghiệp này cung cấp ổn định, tối đa các sản phẩm chiến lược như khí, điện, đạm, xăng dầu… cho đời sống và sản xuất.
Tuy nhiên theo PVN, một trong những vướng mắc, khó khăn lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ trong toàn PVN lên đến gần 23.000 tỉ đồng. Trong đó, nợ đến hạn thanh toán trên 14.000 tỉ đồng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối dòng tiền của PVN.
Trước đó, EVN cũng đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, đã được Deloitte kiểm toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho thấy tổng số lỗ năm 2022 của công ty mẹ EVN là hơn 20,7 ngàn tỉ đồng. Trong khi đó, năm 2021, EVN lãi hơn 14,7 ngàn tỉ đồng.
Cũng theo báo cáo, năm 2022, doanh thu hợp nhất của "ông lớn" ngành điện là hơn 463 ngàn tỉ đồng, trong đó doanh thu từ bán điện trên 456 ngàn tỉ đồng (chiếm hơn 98%). Con số này cao hơn năm 2021 khoảng hơn 37 ngàn tỉ đồng. Doanh thu bán sản phẩm khác là 4.100 tỉ đồng; doanh thu dịch vụ là 1.759 tỉ đồng; nhượng bán vật tư hàng hóa là 695 tỉ đồng.
Tuy nhiên, do giá vốn bán hàng của EVN tăng hơn 452.420 tỉ đồng năm 2022, khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng, dịch vụ giảm 73% còn 10.579 tỉ đồng. Trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 19.515 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế là hơn 20,7 ngàn tỉ đồng. Công ty mẹ EVN lỗ sau thuế hơn 22,2 ngàn tỉ đồng.
Vào tháng 3-2023, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022. Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.
Như vậy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN cao hơn giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 648 ngày 20-3-2019 của Bộ Công Thương gần 168 đồng/kWh. Theo Quyết định 648, giá bán lẻ điện bình quân từ áp dụng từ năm 2019 đến đầu tháng 5-2023 là 1.864,44 đồng/kWh.
Nguồn: [Link nguồn]
Tại Việt Nam, Tiki có thể coi là sàn thương mại điện tử đầu tiên từng xuất hiện, thành lập vào tháng 3/2010 với khởi đầu chuyên bán các loại sách cho nhiều lứa tuổi. Đáng...