EVN lỗ gần 16.600 tỷ đồng do đâu, có tăng giá điện?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nửa năm, EVN lỗ gần 16.600 tỷ đồng do giá nhiên liệu tăng cao. Sẽ không tăng giá điện năm nay, nhưng không thể cân đối nếu đầu vào vẫn cao.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, kết quả lỗ sau thuế hợp nhất là 16.586 tỷ đồng. Đây là lần đầu EVN ghi nhận mức lợi nhuận thua lỗ sau hơn 5 năm qua.

Việc lỗ nặng từ phía Tập đoàn này cũng khiến không ít người băn khoăn về việc cung ứng điện trong thời gian tới có gián đoạn? Hay việc tăng giá điện có phải sẽ được thực hiện để bù đắp chi phí cho EVN?...

Lỗ do giá nguyên liệu tăng đột biến

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện EVN cho biết, nguyên nhân gây ra mức lỗ này phần lớn là do giá nhiên liệu tăng đột biến. Đặc biệt là giá than, thời đỉnh điểm những tháng đầu năm, cao gấp 5 lần so với giá những năm trước, và hiện đang ở mức cao gấp 3 lần.

Thực tế, báo cáo tài chính của EVN cho thấy, mặc dù doanh thu bán hàng đạt 221.231 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 4% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ hơn 4.200 tỷ đồng.

Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh, cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh

Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh, cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh

Ngoài giá vốn, các loại chi phí khác của EVN thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ như chi phí tài chính tăng 2,4%, chi phí quản lý giảm 2,3% và chi phí bán hàng giảm 4,8%.

Giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN nói tại một sự kiện hồi tháng 4 rằng, giá than trước đây khoảng 60-70 USD/tấn nhưng nay đã tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá khí LNG cũng thay đổi nhanh chóng, từ 6-8 USD/triệu BTU thì nay khoảng 20 USD/triệu BTU.

Cùng đó, giá sắt thép để xây dựng các dự án nguồn điện và truyền tải điện đều tăng cao.

“Tất cả các yếu tố đó ngành điện nói riêng và nhiều ngành khác đều đang phải chịu áp lực, ở toàn bộ đầu vào xây dựng và sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Tài Anh đánh giá.

Ảnh hưởng ra sao đến cung ứng điện?

Theo đại diện EVN, với mức lỗ hiện nay, trong ngắn hạn sẽ chưa ảnh hưởng ngay. Tuy nhiên, về lâu dài, tài chính không ổn định, thì các tổ chức cho vay sẽ đánh giá tiêu cực.

“Họ sẽ không thể cho vay nếu tình trạng kinh doanh lỗ kéo dài”, vị này nói.

Giải pháp EVN đưa ra để ứng phó với tình hình hiện nay là gì?, vị đại diện cho biết, EVN đã phải chủ động tiết giảm chi phí như chi phí đầu tư, chi phí sản xuất.

Ước tính, con số tiết giảm tất cả chi phí trong 6 tháng đầu năm lên đến 9.000 tỷ đồng.

“Quan điểm là những gì thiết yếu nhất sẽ làm trước, còn khoản nào có thể thực hiện sau thì lùi kế hoạch. Yếu tố ưu tiên đầu tiên là phải đảm bảo vận hành an toàn”, đại diện EVN cho hay.

Nguy cơ tăng giá điện

Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.

Tuy nhiên, để phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là sau quá trình phục hồi do đại dịch Covid-19, EVN cam kết năm 2022 sẽ không tăng giá điện.

"Ở các năm sau, Tập đoàn sẽ tiếp tục cân đối các khoản chi phí, thậm chí có thể lợi nhuận tiếp tục bằng 0, nhưng nếu giá đầu vào cao cũng không thể cân đối được. Thì những năm tới, Chính phủ, các bộ ngành cũng tính toán, làm sao có giải pháp để đảm bảo hài hòa lợi ích", ông Tài Anh nhấn mạnh.

Việc huy động nguồn điện giá thấp như thủy điện không dễ

Việc huy động nguồn điện giá thấp như thủy điện không dễ

Bình luận về tình hình của EVN, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhận định, với giải pháp nguồn điện, nếu EVN chọn khuyến khích tăng các nguồn có giá thành thấp như thủy điện cũng không dễ dàng, khi các nguồn thủy điện Việt Nam gần như đã hết.

Còn việc giảm các nguồn điện có giá thành cao. “Trong điều kiện thiếu nguồn phát vào giờ cao điểm và thừa nguồn giờ thấp điểm thì EVN cũng ít có lựa chọn”, ông Đình nói.

Do đó, vị chuyên gia cho rằng, giải pháp tốt nhất và dài hạn là điều chỉnh tăng giá điện bán lẻ. Tuy nhiên, việc này ngoài thẩm quyền của EVN.

Theo Quyết định 24 (Năm 2017) của Thủ tướng Chính phủ, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau sự cố Bách Hóa Xanh bán nấm Trung Quốc ”đội lốt” VietGap, đại gia Nam Định bị thổi bay hơn 300 tỷ đồng

Với việc chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh vướng vào sự cố bán nấmTrung Quốc “đội lốt” hàng VietGap đã khiến khối tài sản của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài bị “thổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN