Euro 2020 – Giải bóng châu lục với cuộc chiến của những thương hiệu toàn cầu
Bên cạnh những trận cầu nảy lửa, Euro 2020 còn chứng kiến một cuộc chiến khác bên ngoài sân cỏ không kém phần gay cấn và quyết liệt: cuộc chiến của các thương hiệu toàn cầu.
Tương tự như các sự kiện lớn khác trên toàn thế giới, Giải bóng đá châu Âu Euro 2020 đã bị trì hoãn vào năm ngoái do đại dịch Covid-19. Tới năm nay, giải bóng quay trở lại, vẫn được giữ nguyên tên gọi nhưng đã có rất nhiều sự thay đổi để phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Đây được coi là một thành công lớn của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) và người hâm mộ châu lục này. 24 đội bóng hàng đầu so tài tại 11 thành phố, giải đấu với những trận cầu đỉnh cao và sôi động này đang dần đi tới hồi kết.
Euro 2020 đang đi dần tới hồi kết
Một tháng bóng lăn trên các sân cỏ tại 11 thành phố trên khắp châu Âu còn có thể tạo ra một cú hích phục hồi kinh tế cho những quốc gia đang đau đầu vì dịch bệnh.
Ở kỳ Euro 2016 diễn ra tại Pháp, UEFA đã thu được lợi nhuận ròng lên đến 847 triệu euro từ tổng doanh thu hơn 1,9 tỷ euro. Đây là kỳ Euro đầu tiên tăng số đội tham dự từ 16 lên 24 đội nên khá dễ hiểu khi doanh thu đạt mức kỷ lục với việc thu hút nhiều cổ động viên và nhiều nhà tài trợ hơn.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, Euro 2020 không chỉ là cuộc chiến của những đội bóng, ở đây còn tồn tại cuộc so găng quyết liệt về mặt thương mại giữa những thương hiệu hàng đầu.
Về mặt thương mại, Euro 2020 đã thu hút được 12 cái tên nằm trong danh sách nhà tài trợ chính, bao gồm Alipay, Booking.com, Coca-Cola, FedEx , Heineken, Hisense, Socar, Takeaway.com, Vivo, Volkswagen, TikTok và Qatar Airways. Điều dễ dàng nhận ra đó là, Euro 2020 là một giải đấu cấp châu lục nhưng phạm vi thương mại của nó thực sự đã mang tính toàn cầu.
12 nhà tài trợ chính cho Euro 2020
Bên cạnh các nhà tài trợ chính, mỗi đội tuyển quốc gia lại mang đến danh sách các nhà tài trợ của riêng mình, khiến cho việc cạnh tranh giữa các thương hiệu càng trở nên gắt gao hơn bao giờ hết.
Một điều đáng chú ý đó là, trong số 12 nhà tài trợ chính, có tới 4 nhãn hiệu tới từ Trung Quốc: Vivo, Alipay, Hisense và TikTok. Với số lượng thương hiệu ngang ngửa với các nhà tài trợ đến từ châu Âu, sự đổ bộ này của Trung Quốc cho thấy sức mạnh toàn cầu của các doanh nghiệp tại đất nước tỷ dân.
Nếu như trước kia, những giải đấu lớn như Euro là cuộc tranh đấu giữa những thương hiệu lão làng thì bây giờ, những nhãn hàng non trẻ nhất đã dần lấn sân và thay thế. Ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến JustEat thế chỗ McDonalds, còn TikTok trở thành ứng dụng giải trí trực tuyến đầu tiên hợp tác với UEFA.
Bên cạnh đó, những cái tên lớn từ Trung Quốc và Mỹ cũng cho thấy sự lép vế của các doanh nghiệp châu Âu. Một giải đấu hàng đầu của châu lục nhưng lại có rất ít cái tên tài trợ đến từ châu lục “chủ nhà”. Đây được đánh giá là cú “phản lưới nhà” của chính châu lục này.
Điều này cũng phản ánh sự hiện diện và tầm ảnh hưởng ngày càng giảm của các ngành công nghiệp châu Âu. Giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp ở châu Âu cũng thua kém hơn các công ty Mỹ và đang nhanh chóng bị các công ty Trung Quốc bắt kịp. Những điểm nóng về công nghệ của thế giới đang dễ dàng tìm thấy ở Thâm Quyến hay Thung lũng Silicon chứ không phải ở châu Âu.
Nguồn: [Link nguồn]
Mặc dù việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19 tại Mỹ đang được diễn ra tích cực nhưng việc mở khách...