Đừng vội vay tín chấp nếu chưa nắm rõ 3 điều này!
Các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ lưỡng về hình thức vay tín chấp, lãi suất, quy trình và hồ sơ tín dụng để lựa chọn gói vay và đơn vị cho vay phù hợp.
Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm nay và 6,7% trong năm tới khi các hoạt động kinh tế đang dần quay lại trạng thái bình thường.
Song song với đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt cũng ghi nhận nhiều tiến triển tốt, cả về quy mô lẫn chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã lập kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trong giai đoạn cuối năm này, khiến nhu cầu về vốn không ngừng tăng cao.
Tuy nhiên, các đơn vị đang có nhu cầu vay vốn cần lưu ý chọn nguồn vốn vay chính thức, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, tránh sa lưới tín dụng “đen”. Đặc biệt, nếu lựa chọn hình thức vay vốn tín chấp tại ngân hàng, doanh nghiệp cần nắm rõ 3 điều sau trước khi quyết định vay.
Hiểu quy trình và thủ tục đăng ký vay tín chấp
Quy trình tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước: Đăng ký vay, cung cấp hồ sơ, đợi ngân hàng phê duyệt, ký kết hợp đồng vay và giải ngân.
Nhiều khách hàng doanh nghiệp lo ngại về phần quy trình phức tạp, trong đó khó khăn nhất nằm ở khâu cung cấp hồ sơ. Tuy nhiên, với gói vay tín chấp, quy trình thực hiện đã được rút gọn. Một số ngân hàng đã triển khai chuyển đổi số, đơn giản hóa quy trình và thủ tục, thường xuyên cải tiến chất lượng để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Hiểu rõ quy trình vay tín chấp
Chẳng hạn, khách hàng doanh nghiệp vay vốn tín chấp tại ngân hàng KBank sẽ chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản, sau đó đăng ký khoản vay và cung cấp hồ sơ trực tuyến qua website hoặc ứng dụng của KBank. Quá trình thẩm định hồ sơ và đưa ra phê duyệt chính thức chỉ trong 3 - 5 ngày làm việc.
Khi nộp hồ sơ vay tín chấp, điều quan trọng là thông tin của doanh nghiệp cần minh bạch, rõ ràng, đầy đủ và phương án vay phải hợp lý. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ thì cần chứng minh cho ngân hàng thấy khả năng tăng trưởng và phát triển khi được cấp vốn. Sau khi hồ sơ được phê duyệt, khách hàng sẽ được giải ngân vốn vay siêu tốc về thẳng tài khoản mà không cần phải đến quầy làm việc.
Nắm chắc cách tính lãi suất trước khi vay
Các ngân hàng thường tính lãi suất vay tín chấp bằng 2 cách sau:
- Dựa trên dư nợ gốc: Lãi được tính trên số tiền vay ban đầu trong kỳ hạn vay.
- Dựa trên dư nợ giảm dần: Lãi suất tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ, sau khi trừ đi phần tiền gốc đã được thanh toán ở các tháng trước.
Nắm chắc cách tính lãi trước khi vay vốn
Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay theo hình thức thế chấp tài sản đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp dao động trong khoảng 6,8% - 11%/năm tùy vào tình hình tài chính và mục đích vay vốn. Với hình thức vay tín chấp, lãi suất thường cao hơn bởi doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản.
Tuy nhiên, mức lãi suất vay tín chấp thường được giữ cố định trong khoảng thời gian vay vốn dựa trên dư nợ giảm dần. Đây được coi là điều kiện thuận lợi dành cho người đi vay. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng nhằm giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích nên đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với lãi suất cạnh tranh. Điển hình như ngân hàng KBank đã đưa ra mức lãi suất chỉ từ 15%/năm khi doanh nghiệp đăng ký vay tín chấp và nộp hồ sơ online.
Hiện nay, KBank đang hợp tác với bePOS, một đơn vị chuyên cung cấp giải pháp Quản lý bán hàng 4.0, nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn tín chấp nhanh chóng, dễ dàng. Nếu tình hình kinh doanh khả quan, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vay với hạn mức cao lên tới 300 triệu đồng và được hưởng lãi suất ưu đãi. Công ty bePOS hiện đang cung cấp Siêu App quản lý bán hàng cho hơn 10,000 thương hiệu tại 10 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có các đơn vị kinh doanh nhà hàng, cafe, hair salon và spa.
KBank hợp tác cùng bePOS mang đến cho doanh nghiệp gói vay tín chấp ưu đãi
Chú ý đến các chi phí ẩn, phí phạt của hợp đồng
Có một số loại phí mà doanh nghiệp cần chú ý trong quy trình vay tín chấp, bao gồm:
- Phí thanh toán trước hạn: Đây là khoản tiền doanh nghiệp phải trả nếu muốn tất toán sớm trước hạn. Tùy vào từng ngân hàng mà mức phí này sẽ dao động trong khoảng 2% - 6% tổng số dư nợ còn lại.
- Phí phạt thanh toán chậm: Ngân hàng sẽ quy định thời gian cụ thể mà doanh nghiệp cần thanh toán khoản vay hàng tháng. Đây là yếu tố quan trọng cần ghi nhớ để tránh bị ngân hàng phạt vì thanh toán quá hạn. Thậm chí, nếu doanh nghiệp trả chậm nhiều lần có thể tạo ra nợ xấu trong lịch sử tín dụng, gây ảnh hưởng đến khả năng vay vốn sau này.
Nắm rõ các loại phí trong hợp đồng vay
Ngoài ra, doanh nghiệp khi đi vay vốn cần yêu cầu bên cho vay liệt kê rõ các loại chi phí. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng có nhiều khoản phí “ẩn” không minh bạch, vô tình tạo thêm gánh nặng mỗi khi đến kỳ trả nợ.
Nguồn: [Link nguồn]