Đức Long Gia Lai nói gì về số nợ vượt quá tài sản?

Kiểm toán cho rằng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục nhưng Đức Long Gia Lai khẳng định, những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty đã tồn tại liên tục từ năm 2022 đến nay.

Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã chứng khoán: DLG) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023. Đáng chú ý, báo cáo tài chính này ghi nhận ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.

Cụ thể, đơn vị kiểm toán thông tin tại thời điểm 30/6, khoản lỗ thuần lũy kế của DLG là hơn 2.042 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản ngắn hạn gần 1.224 tỷ đồng.

Giải trình về vấn đề này, Đức Long Gia Lai cho biết đã có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản đảm bảo, tài sản được bảo lãnh để có dòng tiền trả nợ ngân hàng trong giai đoạn 2023 - 2025. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán chưa có đủ bằng chứng để xác định giá trị của các tài sản trên, dẫn đến không thể xác định các tài sản này có phù hợp với kế hoạch trả nợ của DLG hay không. Do đó, đơn vị kiểm toán cho rằng, việc nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của DLG.

Theo Đức Long Gia Lai, những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty đã tồn tại từ năm 2022 đến nay. Công ty đang từng bước khắc phục, cụ thể nhất là khoản lãi sau thuế hơn 34 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.

Đức Long Gia Lai cho biết đã có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản đảm bảo, tài sản được bảo lãnh để có dòng tiền trả nợ ngân hàng trong giai đoạn 2023-2025.

Đức Long Gia Lai cho biết đã có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản đảm bảo, tài sản được bảo lãnh để có dòng tiền trả nợ ngân hàng trong giai đoạn 2023-2025.

Ngoài ra, ngày 17/7, Đức Long Gia Lai đã ký hợp đồng với đơn vị thẩm định giá tài sản độc lập, định giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo của công ty và bên thứ ba để xác định giá trị tài sản đảm bảo dư nợ vay ngân hàng. Sau khi có kết quả thẩm định giá tài sản, DLG sẽ cung cấp bằng chứng cho đơn vị kiểm toán để khẳng định công ty có khả năng trả nợ và hoạt động liên tục.

Trước đó vào ngày 29/7, Đức Long Gia Lai nhận được thông báo từ Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Công ty CP Lilama 45.3 (mã chứng khoán: L43) có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DLG với lý do công ty mất khả năng thanh toán các khoản nợ, trong đó có khoản nợ của L43.

Phản hồi về vấn đề này, Đức Long Gia Lai khẳng định, công ty không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng. Nguồn tài chính của doanh nghiệp đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.

“Khoản nợ của L43 rất nhỏ, chiếm chưa đến 0,3% tổng tài sản của công ty, hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán. Do đó, công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản”, đại diện DLG cho biết.

Đức Long Gia Lai cho biết, đã làm việc, đưa ra lộ trình trả nợ và sẵn sàng trả nợ cho L43 sau khi hai bên thống nhất lộ trình thanh toán nhưng phía L43 chưa đồng ý.

Trong phiên giao dịch sáng 25/9, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai tăng kịch trần, lên mức 2.740 đồng/cổ phiếu. Trong 6 tháng đầu năm 2023, DLG lãi ròng gần 28 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ ròng gần 371 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Ai dám chi hơn 270 tỷ mua cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?

Ông Hoàng Văn Toàn đã chi khoảng hơn 270 tỷ đồng để mua 49.618.900 cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát và trở thành cổ đông lớn nhất. Đáng chú ý, cổ phiếu HPX bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN