Đồng USD liên tục sụt giảm mạnh: Sẽ tiếp tục mất giá bao nhiêu nữa?

Sự kiện: Tỷ giá USD

Giữa bối cảnh lo ngại suy thoái và bất ổn từ chính sách thuế, đồng USD đang lao dốc mạnh nhất kể từ cuối năm 2022. Theo chuyên gia của Goldman Sachs, đà giảm này sẽ còn kéo dài và gây nhiều tác động đến kinh tế toàn cầu.

Đồng USD đang suy yếu mạnh

Trong tháng 4, đồng USD đã mất hơn 4,5% giá trị, hướng tới mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ cuối năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi tài sản Mỹ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng niềm tin đối với đồng tiền dự trữ số một thế giới.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs, ông Jan Hatzius, cho rằng sự suy yếu này sẽ còn kéo dài. Theo ông, đồng USD yếu sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách thuế mới cũng đang khiến giá cả leo thang.

Tuy nhiên, một mặt tích cực là đồng USD yếu có thể khiến hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên rẻ hơn, góp phần thu hẹp thâm hụt thương mại và giúp nền kinh tế chống chọi tốt hơn với nguy cơ suy thoái.

Theo ông Hatzius, điểm mấu chốt là lý do đằng sau sự sụt giảm của đồng USD. Nếu nguyên nhân chính là việc giảm khẩu vị đầu tư vào tài sản Mỹ, thì ngay cả khi đồng USD yếu hơn, tác động tích cực lên điều kiện tài chính cũng sẽ bị hạn chế.

Ông chỉ ra rằng hai thời kỳ trong lịch sử có hoàn cảnh tương tự – giữa thập niên 1980 và đầu những năm 2000 – đều dẫn tới việc đồng USD mất giá khoảng 25-30%. Hiện tại, tình hình có nhiều điểm tương đồng.

Ngoài ra, với việc các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ khoảng 22.000 tỷ USD tài sản Mỹ, bất kỳ sự chững lại nào trong việc mua vào cũng sẽ gây thêm áp lực lên đồng bạc xanh.

Đồng USD liên tục sụt giảm mạnh: Sẽ tiếp tục mất giá bao nhiêu nữa? - 1

Đồng USD có nguy cơ mất vai trò đồng tiền dự trữ không?

Theo phân tích của Hatzius, khoảng một phần ba danh mục đầu tư toàn cầu của các nhà đầu tư quốc tế đang đổ vào tài sản Mỹ, trong đó phần lớn là cổ phiếu và không được phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Trong khi đó, Mỹ đang phải đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 1.100 tỷ USD mỗi năm – tương đương với lượng vốn ròng cần thu hút từ nước ngoài để bù đắp. Vì vậy, chỉ cần dòng vốn nước ngoài chậm lại, áp lực giảm giá lên USD sẽ lập tức gia tăng.

Những yếu tố này sẽ càng trở nên đáng ngại khi nền kinh tế Mỹ không còn duy trì được mức tăng trưởng vượt trội so với phần còn lại của thế giới.

Triển vọng kinh tế Mỹ đang yếu đi rõ rệt. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm mạnh từ 2,8% năm 2024 xuống chỉ còn 1,8% trong năm 2025.

Ông Hatzius cho rằng nếu kinh tế Mỹ không thể tiếp tục vượt trội so với các nền kinh tế khác, đồng USD sẽ càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài.

Tuy vậy, chuyên gia này nhấn mạnh rằng đà suy yếu hiện tại không đồng nghĩa với việc USD sẽ mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Theo ông Hatzius, vị thế của đồng USD với tư cách là phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị toàn cầu đã được thiết lập vững chắc và rất khó bị thay thế trong tương lai gần, trừ khi xảy ra các cú sốc cực đoan.

Một số tổ chức tài chính khác cũng đang dự báo sự điều chỉnh lớn của USD. Chẳng hạn, Deutsche Bank dự báo đồng euro có thể tăng lên mức 1,30 USD trong vài năm tới, so với mức 1,13 USD hiện nay, do USD dần mất đi sức hút.

Dù vậy, Hatzius cho rằng việc USD yếu đi trong ngắn hạn không làm thay đổi vai trò chủ đạo của nó trên thị trường tài chính quốc tế.

Đồng USD tiếp tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt do chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Donald Trump và dữ liệu kinh tế kém khả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Trang (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Tỷ giá USD Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN