Đóng cửa công ty vốn điều lệ 500 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp có bị xử phạt?

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn Cầu không cảm thấy thất bại sau khi giải thể doanh nghiệp mà tự hào vì dám nghĩ đến những kế hoạch lớn.

Như Tiền Phong đã thông tin, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn Cầu (Auto Investment Group) vào ngày 31/12/2021 đã ký quyết định giải thể công ty. Hiện tại, thông tin này cũng đã được Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ghi nhận sau đó một tuần.

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh cho biết, nguyên nhân khiến ông đóng cửa Auto Investment Group là do mình và 2 cổ đông còn lại không có đủ tiền để góp vốn. Trên thực tế, Auto Investment Group đã ngừng hoạt động từ tháng 9/2021. Tuy nhiên, ông Quốc Anh khẳng định đã có nghĩ tới việc bị xử phạt nếu đóng cửa công ty nhưng mức phạt đó chẳng đáng là bao.

Hiện tại, ông Quốc Anh đang dành thời gian để tìm kiếm đối tác phù hợp để sau Tết Nguyên đán phát triển dự án mới. Bản thân ông không cảm thấy thất bại sau khi giải thể doanh nghiệp mà tự hào vì dám nghĩ đến những kế hoạch lớn.

Căn nhà của Nguyễn Vũ Quốc Anh đang ở.

Căn nhà của Nguyễn Vũ Quốc Anh đang ở.

Trao đổi với Tiền Phong, Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, Auto Investment Group được thành lập vào tháng 5/2021. Như vậy, lúc này áp Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản có liên quan để áp dụng. Theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Bên cạnh đó, theo điểm D khoản 3 Điều 113 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập”.

Như vậy, nếu công ty có thỏa thuận góp vốn giữa các cổ đông, thì thời hạn dài nhất cũng không quá 120 ngày kể từ ngày thành lập, công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng với số vốn góp thực tế, trừ trường hợp trong thời gian này đã đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

Nếu Auto Investment Group không thực hiện việc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định nêu trên (trường hợp này là điều chỉnh giảm vốn) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị Định 50/2016, số tiền bị xử phạt là từ 10-20 triệu đồng, bên cạnh đó còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng việc “buộc phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ”.

Thế nhưng vào ngày 31/12/2021, Auto Investment Group đã làm thủ tục giải thể. Do đó, khi doanh nghiệp này nộp hồ sơ giải thể, công ty chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 28 Nghị Định 50/2016, mà không bị buộc phải điều chỉnh lại vốn điều lệ trước khi giải thể.

Khi tiến hành giải thể, cơ quan chức năng vẫn có thể xử phạt công ty này, nếu phát hiện kể từ ngày thành lập đến ngày giải thể, mà họ lại có những vi phạm khác như không thực hiện việc khai báo thuế theo quy định, phát hành sử dụng hóa đơn…

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ siêu doanh nghiệp có vốn điều lệ 500 nghìn tỷ đồng tuyên bố giải thể

Không góp đủ vốn như đăng ký kinh doanh, siêu doanh nghiệp có vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng đã tuyên bố giải thể chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 500 nghìn tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN