Dọn rác, cô công nhân nhặt được túi tiền khủng trên vỉa hè

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi trả chiếc túi về cho vị chủ nhân đích thực, cô công nhân môi trường từ chối nhận tiền thưởng và bằng khen.

Vào mùa thu năm 2018, cô Li Man – công nhân vệ sinh môi trường Trung Quốc phát hiện 1 chiếc túi màu đen khi dọn đường ở khu trung tâm thương mại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Chiếc túi khiến cô Li Man chú ý vì nó khá nặng. Khi mở túi ra, cô phát hiện bên trong có một chiếc túi nhỏ đựng hơn 150.000 NDT (khoảng 500 triệu đồng).

Vì lo nghĩ người mất đang hoảng loạn và lo lắng nên cô Li Man nhanh chóng ôm toàn bộ chiếc túi chứa đầy tiền đến sở cảnh sát.

Chỉ trong vòng 2 giờ, dựa trên những hoá đơn bên trong túi, cảnh sát đã tìm ra chủ nhân thực sự là 1 doanh nhân khá thành đạt trên địa bàn tên là Zhu.

Ông Zhu cho biết, mình là Giám đốc của một công ty và chiếc túi kia bị người dọn dẹp nhầm lẫn với rác nên đã vứt đi.

Để bày tỏ sự cảm ơn, ông Zhu ngỏ ý hậu tạ cô Li Man 20.000 NDT (63 triệu đồng), tương đương mức lương 1 năm của cô, song cô Li Man lịch sự từ chối, cô nói: "Mặc dù điều kiện của tôi cũng khó khăn, nhưng quan trọng là phải giữ đạo đức tốt. Trả lại tiền là điều đúng đắn mà tôi nên làm".

Chiếc túi chứa nửa tỷ đồng mà cô Li Man giao nộp tới sở cảnh sát. 

Chiếc túi chứa nửa tỷ đồng mà cô Li Man giao nộp tới sở cảnh sát. 

Li Man được ca ngợi trên mạng truyền thông xã hội Trung Quốc là một "công nhân vệ sinh xinh đẹp" và "một nhân vật cao quý", trở thành tấm gương cho mọi người ở công ty học tập theo.

May mắn giống cô Li Man, 1 người công nhân 63 tuổi cũng tình cờ nhặt được số tiền lên tới 42,5 triệu yên (khoảng 8,4 tỷ đồng) khi đang làm việc trong nhà máy xử lý rác ở thị trấn Numata, Nhật Bản.

Đây là khoản tiền rất lớn đối với một người làm công trong công ty môi trường. Thay vì sở hữu, người công nhân trung thực ấy đã đem toàn bộ số tiền tới đồn cảnh sát.

Tại Nhật Bản, nếu ai nhặt được đồ và đưa đến đồn cảnh sát thì họ sẽ được nhận 15-20% giá trị của đồ vật  (Ảnh minh họa)

Tại Nhật Bản, nếu ai nhặt được đồ và đưa đến đồn cảnh sát thì họ sẽ được nhận 15-20% giá trị của đồ vật  (Ảnh minh họa)

Sau đó, chính quyền địa phương đã loan báo thông tin về vụ việc, kêu gọi người mất tiền hãy đến đồn cảnh sát để làm việc. Chi tiết về vật đựng số tiền "khủng" trên không được tiết lộ, tránh khả năng có người mạo danh đến nhận.

2 tháng sau, cảnh sát đã tìm được chủ nhân của số tiền trên, còn anh công nhân quyết giữ kín tên tuổi của mình bởi anh không muốn vì chút hành động nhỏ mà làm phiền đến người mất của.

Tại Nhật Bản, điều góp phần xây dựng tính trung thực của người dân đó là hệ thống luật pháp khá chặt chẽ và nghiêm minh.

Theo luật đồ đạc thất lạc tại Nhật, nếu ai nhặt được đồ và đưa đến đồn cảnh sát thì họ sẽ được nhận 15-20% giá trị của đồ vật khi có người đến nhận. Còn sau 3 tháng nếu không có ai đến nhận thì người nhặt được đồ sẽ có toàn quyền sử dụng đồ vật đó.

Đây cũng là cách khuyến khích người dân thể hiện tính trung thực. Cho đến ngày nay, trong cách giáo dục con cái của người Nhật cũng thể hiện điều này khá rõ. Đối với họ, thông minh và giỏi giang được xếp sau sự tử tế và trung thực.

Dọn rác ven sông, nhặt được túi chứa đầy tiền và đồng hồ cao cấp

Dọn rác ven sông, phát hiện túi chứa vật nặng, nữ công nhân vệ sinh mở túi lạ và ngỡ ngàng phát hiện thấy rất nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Min ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN