Doanh nhân công nghệ: Thay đổi định kiến xã hội về kinh doanh trực tuyến
Cùng với xu hướng tiêu dùng 4.0, những tác động của dịch Covid-19 càng góp phần thúc đẩy kinh doanh và mua bán trực tuyến bùng nổ, định hình một nghề nghiệp mới mang tên: Doanh nhân công nghệ.
Kinh doanh trực tuyến: không chỉ là trào lưu!
Kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã xuất hiện tại thị trường cách đây nhiều năm và trở thành một khái niệm kinh doanh mới mẻ, thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, quan điểm của nhiều người lúc bấy giờ cho rằng kinh doanh trực tuyến chỉ là công việc tạm thời, “nghề tay trái” do nhu cầu của thị trường chưa cao, tính chất không ổn định cũng như chưa có chiến lược phát triển rõ ràng.
Trên thực tế, cùng với tốc độ phát triển vũ bão của internet và ứng dụng thiết bị di động trong cuộc sống, có thể thấy rất rõ xu hướng chuyển dịch thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Công nghệ phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hoá trực tuyến trở nên phổ biến và thuận tiện hơn nhiều so với trước đây. Người mua hàng ngày nay ưu tiên những trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng; họ dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, mua sắm và thanh toán chỉ trong một cú nhấp chuột ngay tại nhà. Hơn nữa, những thay đổi bắt buộc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 càng làm gia tăng giao dịch hạn chế tiếp xúc, thanh toán không tiền mặt… và trở thành cơ hội để xã hội nhìn nhận đúng về vai trò cũng như những đóng góp to lớn của kinh doanh trực tuyến trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Dịch Covid-19 có thể coi là một “cú huých” cho thấy rõ kinh doanh trực tuyến chính là giải pháp tối ưu để thay thế cho phương pháp kinh doanh truyền thống. Kinh doanh trực tuyến ngày càng được mở rộng, đa dạng về hình thức và ngành nghề để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực tế của xã hội. Thay vì e ngại khi tham gia môi trường kinh doanh trực tuyến, hầu hết các nhà bán lẻ, bao gồm cả các hộ kinh doanh truyền thống đã chủ động tìm cách chuyển dịch và mở rộng mô hình kinh doanh trên các nền tảng số, trong đó đặc biệt phải kể đến thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) với số lượng các thương hiệu, nhà bán hàng gia tăng nhanh chóng.
Sự phát triển và những đóng góp của TMĐT đã thay đổi những quan niệm cũ của xã hội về kinh doanh trực tuyến
Sở hữu 3 thương hiệu trà sữa, trong đó thương hiệu Nọng với hơn 40 chi nhánh trên toàn quốc, chị Ngọc Trâm (TM HCM) bắt đầu mở gian hàng trên Lazada từ tháng 7 vừa qua chia sẻ: “Tại thời điểm khởi nghiệp kinh doanh, như nhiều người khác, mình nghĩ rằng trà sữa không phù hợp với TMĐT và chỉ tập trung cho chuỗi cửa hàng. Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, chuỗi cửa hàng của mình chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải tạm ngừng kinh doanh khiến cho doanh thu sụt giảm trong khi vẫn phải chịu nhiều chi phí khác. Vậy là mình quyết định mang sản phẩm lên TMĐT, dịch bệnh buộc mình phải tìm cách kinh doanh và đưa ra sản phẩm phù hợp như đóng gói trà sữa tự pha chế tại nhà. Ngay sau 1 tháng mở gian hàng trên sàn Lazada, mình thực sự đã thay đổi quan điểm cũ và công nhận TMĐT rất tiềm năng và không giới hạn cho sản phẩm nào cả.”
Tương tự anh Trọng Tấn (Hà Nội), một nhà bán hàng của Lazada cũng cho biết: “Thời đó, kinh doanh TMĐT còn khá lạ lẫm với nhiều người nên khi đưa ra ý tưởng kinh doanh mặt hàng gia dụng, nhà bếp trên sàn, tôi không có được sự đồng thuận của gia đình. Nhưng khi tìm hiểu kĩ về cơ chế chính sách, vận hành, bán hàng trên Lazada, tôi vẫn quyết định mở gian hàng và thực tế kết quả đạt được về doanh thu, sự chuyên nghiệp của sàn đã hoàn toàn thuyết phục gia đình tôi.”
Có thể thấy sự gia tăng số lượng nhà bán hàng và kết quả tăng trưởng bền vững trong những năm qua của TMĐT đã khẳng định kinh doanh trực tuyến không phải là một trào lưu mang tính tự phát mà đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một “điểm sáng” cho các thương hiệu, doanh nghiệp trước những khó khăn của dịch bệnh Covid-19.
Doanh nhân công nghệ - Nghề nghiệp mới được định hình trong thời đại số
Sự bùng nổ của kinh doanh TMĐT trong nhiều năm qua đã định hình trong xã hội một nghề nghiệp “cũ mà mới”, mang tên Doanh nhân công nghệ - cộng đồng những người kinh doanh trên môi trường số, nhanh nhạy nắm bắt và dẫn dắt các xu hướng tiêu dùng mới của thị trường.
Cộng đồng Doanh nhân công nghệ đã thay đổi quan niệm cũ của xã hội về ngành nghề này thông qua việc không chỉ khẳng định vai trò thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu tác động của dịch bệnh và mở rộng mô hình kinh doanh hiệu quả. Ngày càng có nhiều nhà bán hàng tham gia cộng đồng và xác định phát triển sự nghiệp kinh doanh trên TMĐT. Số liệu của Lazada ghi nhận trong 2 năm vừa qua, so sánh quý 2/2021 và quý 2/2019, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada đã tăng gấp ba lần. Thậm chí, trong giai đoạn đỉnh điểm của làn sóng dịch lần 4 tại VN vào tháng 6-8/2021, Lazada ghi nhận tổng số lượng đơn hàng bán ra tăng gấp 4 lần so với cùng kì năm ngoái.
Là một doanh nhân công nghệ mới tham gia trên Lazada, chị Ngọc Trâm khẳng định: “Mình nghĩ đối với ngành nghề nào cũng cần có sự đầu tư nghiêm túc và học hỏi thì mới có thể phát triển tốt và lâu dài được. Trở thành Doanh nhân đã khó, trở thành Doanh nhân công nghệ càng khó hơn vì mình cần phải nhanh nhạy hơn, cập nhật hơn về công nghệ và xu hướng thị trường, từ đó tận dụng được tối đa tập khách hàng khổng lồ cũng như nền tảng công nghệ tốt của TMĐT”.
Kinh doanh trên TMĐT đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và cập nhật xu hướng kinh doanh hàng ngày
Cùng quan điểm với chị Trâm, với kinh nghiệm kinh doanh lâu năm trên Lazada, anh Tấn Xuân (TP HCM) đánh giá: khác với quan niệm cũ về kinh doanh trực tuyến cách đây 10 năm, doanh nhân công nghệ hiện nay không chỉ mang đến hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần không nhỏ vào hoạt động cộng đồng – xã hội, cụ thể là đảm bảo hàng hoá, giúp người dân yên tâm ở nhà thực hiện giãn cách xã hội. “Lazada cung cấp một hệ sinh thái hoàn chỉnh và tiện lợi cho cả người bán và người mua, giúp các nhà bán hàng dễ dàng quản lý hàng hoá, bán hàng, vận chuyển và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt sự phát triển của cộng đồng doanh nhân công nghệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển của sàn càng làm tôi cảm thấy tự hào, gắn bó và phát triển để phục vụ khách hàng tốt nhất”.
Liên tục tăng trưởng bền vững trong nhiều năm, có thể thấy doanh nhân công nghệ đã khẳng định vị thế vững chắc, hứa hẹn tiếp tục sẽ tạo ra nhiều bứt phá trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của TMĐT Việt Nam nói riêng và nền kinh tế số nói chung. Để khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng doanh nhân công nghệ, được biết ngày 10/10 sắp tới, Lazada sẽ là sàn TMĐT tiên phong công bố “Ngày Tôn Vinh Doanh nhân công nghệ” lần đầu tiên tại Việt Nam cùng với sự đồng hành của Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số (VTV Digital) của Đài Truyền hình Việt Nam với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Độc giả có thể cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Tôn Vinh Doanh Nhân Công Nghệ tại đây.
Nguồn: [Link nguồn]