Doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD nở rộ: Thúc đẩy thăng hạng thị trường chứng khoán

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Quy mô thị trường và chất lượng hàng hóa trên thị trường được cải thiện là tiền đề nói về câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính hết tháng 11, theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, sàn HoSE đã có 45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM).

Trong 45 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn HoSE, cổ phiếu ngân hàng góp mặt nhiều nhất trong danh sách với 17 cái tên. Tiếp đến, bất động sản có 8 doanh nghiệp.

Giá trị vốn hóa niêm yết của 548 mã chứng khoán trên sàn HoSE tính đến cuối tháng 11 đạt 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 10.

Trong tháng 11, thị trường chứng khoán tiếp tục thiết lập các kỷ lục mới. VN-Index chinh phục đỉnh lịch sử hơn 1.501 điểm ngày 25/11. Tuy nhiên chỉ số chính này bị điều chỉnh về 1.478 điểm khi kết thúc tháng, tương đương mức tăng 2,37% so với tháng trước, tăng 33,93% so với đầu năm.

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng là cổ phiếu ngành công nghiệp (VNIND) tăng 14,61%, ngành chăm sóc sức khoẻ (VNHEAL) tăng 10,23% và ngành tài chính (VNFIN) tăng 6,73% so với tháng trước. Ngược lại các chỉ số sụt giảm bao gồm ngành nguyên vật liệu (VNMAT) giảm 9,97%, ngành dịch vụ tiện ích (VNUTI) giảm 5,58% và ngành năng lượng (VNENE) giảm 3,58%.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng cũng đạt mức kỷ lục vào phiên giao dịch ngày 19/11 với giá trị và khối lượng giao dịch lần lượt đạt trên 44.473 tỷ đồng và 1,48 tỷ cổ phiếu. Tính trung bình, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 32.479 tỷ đồng và 1,05 tỷ cổ phiếu, tăng 46,7% về giá trị và 44,5% về khối lượng bình quân so với tháng trước.

Thu hút dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài 

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Thế Minh - Giám Đốc phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) nhận định chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh trong khu vực. Ông nói: "Việc các doanh nghiệp tỷ đô ngày càng tăng cũng là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp con nên nghiêm túc xem xét việc tận dụng thị trường chứng khoán để huy động vốn".

Ông Nguyễn Thế Minh cho biết mức thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ngang ngửa so với thị trường Thái Lan. Thị trường chứng khoán vừa rồi liên tục ghi nhận những con số đổ xô kỷ lục. Phiên giao dịch hôm 19/11 vừa qua xác lập mức thanh khoản bùng nổ với hơn 56.195 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD) giao dịch trên ba sàn chính, phá vỡ kỷ lục 52.000 tỷ đồng đã lập vào hôm 3/11. Theo ông Minh, những con số này mang tính tích cực cho thị trường chứng khoán.

Ông Nguyễn Thế Minh hy vọng 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài trở lại.

Ông Nguyễn Thế Minh hy vọng 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài trở lại.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Thế Minh, việc thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD sẽ góp phần thu thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

"Hai năm vừa rồi nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra nhiều trên thị trường Việt Nam và tính đến hiện tại, tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm xuống dưới 17%", ông nói.

Ông Minh hy vọng 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài trở lại.

Ông Chu Tuấn Linh - Phó giám đốc khối IB, Công ty Chứng khoán An Bình cũng đồng tình việc các doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD xuất hiện là tín hiệu tích cực, giúp thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài. "Khi nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp phát triển lên mức vốn hóa tỷ USD trên sàn chứng khoán đồng nghĩa với tầm vóc nền kinh tế sẽ tiến lên" - ông Linh cho hay.

Thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Các chuyên gia cũng chỉ ra việc có tới 45 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn HoSE góp phần thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, hướng đến nâng hạng thị trường trước năm 2025 đạt tiêu chuẩn MSCI, FTSE theo kế hoạch Bộ Tài chính công bố. "Việc có nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn là một trong những điều kiện để nâng hạng thị trường" - ông Nguyễn Thế Minh cho hay.

Trong số các tổ chức xếp hạng thị trường, tiêu biểu là MSCI và FTSE Russel, thì MSCI vẫn xếp Việt Nam trong nhóm thị trường cận biên, trong khi đó FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Ông Chu Tuấn Linh cũng cho rằng để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, quy mô thị trường phải ngày một lớn lên, điều này sẽ thúc đẩy hàng hóa trong thị trường đa dạng, chất lượng tốt...

"Quy mô thị trường và chất lượng hàng hóa trên thị trường được cải thiện là tiền đề nói về câu chuyện nâng hạng" - ông Linh nói.

Ngoài ra, thị trường muốn thu hút thêm dòng vốn cần triển khai thêm các biện pháp để nâng hạng thị trường. "Nếu không nâng hạng được thị trường sẽ khó giải quyết vấn đề bán ròng của khối ngoại", ông Linh nói. Khối ngoại tiếp tục gia tăng sức ép lên thị trường khi bán ròng tới hơn 3.300 tỷ đồng trong phiên giao dịch tuần qua. 

11 tháng đầu năm 2021, thống kê 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại bán ròng gần 56.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mạnh tay bán ròng mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát với gần 17.400 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo Giám Đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Nguyễn Thế Minh, quy mô doanh nghiệp lớn sẽ kích thích các doanh nghiệp nhỏ xem xét niêm yết. "Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn huy động vốn bằng cách vay nợ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu. Hiệu quả của việc huy động vốn thị trường chứng khoán thời gian vừa qua sẽ kích thích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước xem xét kế hoạch niêm yết" - ông Minh nhận định.

Hai tỷ phú Việt sắp nhận về tay số tiền mặt khổng lồ

Thị trường chìm sâu trong sắc đỏ trong phiên giao dịch cuối tuần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thu Thảo ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN