Doanh nghiệp trúng đấu giá ''đất vàng'' Thủ Thiêm chưa nộp tiền, xử lý sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Không kể trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá 2 lô đất cao ngất ngưởng đã bỏ cọc, đến nay hai pháp nhân trúng đấu giá hai lô đất còn lại ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền theo hợp đồng. Hiện tại, chính quyền TPHCM đã gửi thư đôn đốc, phải sau 50 ngày nữa mới tính đến chuyện có cưỡng chế hay không.

Ðang xử lý hậu đấu giá

Theo ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, hiện nay Cục Thuế đang chịu áp lực về việc xem xét khả năng tài chính của các doanh nghiệp tham gia đấu giá đất. Ngoài 2 lô đất có giá trị lớn nhất tại buổi đấu giá đã xin bỏ cọc, còn lại 2 lô đất với giá trị khoảng 8.000 tỷ đồng thì Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp thêm phần tiền theo quy định, ngoài phần đã đặt cọc.

Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Duy Quang

Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Duy Quang

Do đó, Cục Thuế TPHCM đang tiến hành gặp gỡ các doanh nghiệp để đối thoại nhằm thực thi kết quả việc đấu giá. Thời gian tới, Cục Thuế TPHCM cùng các đơn vị có liên quan sẽ gửi thư đôn đốc nếu việc trễ hẹn dưới 90 ngày (kể từ ngày 7/1, thời điểm Cục thuế ra thông báo về việc đóng tiền sử dụng đất đối với các DN trúng đấu giá đất).

Nếu 2 doanh nghiệp trên trễ hẹn nộp tiền trên 90 ngày thì buộc phải đưa ra các biện pháp cưỡng chế, cao nhất là đề nghị thu hồi dự án.

Công ty CP Dream Republic, trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2) với 3.820 tỷ đồng và Công ty CP Sheen Mega, trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2) với 4.000 tỷ đồng. Ðến nay hai công ty này vẫn chưa đóng tiền theo quy định.

Về lộ trình đấu giá lại các lô đất đã bỏ cọc, theo ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TPHCM, việc này tùy thuộc vào bên có tài sản, tức UBND TPHCM.

Khi UBND TPHCM có yêu cầu, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sẽ tiến hành làm hợp đồng, ký hợp đồng bán đấu giá. Đến thời điểm này, trung tâm này vẫn chưa nhận được các quyết định.

Hiện chưa xác định được thời điểm tổ chức đấu giá lại 2 lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm do TPHCM đang xử lý các vấn đề liên quan đến 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp trúng đấu giá nhưng chưa nộp tiền.

Bà Phan Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm tại TPHCM ước thực hiện được 88.044,567 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ. Một chuyên gia tài chính tính toán, việc các doanh nghiệp bỏ cọc hoặc chậm đóng tiền trúng đấu giá có làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của TPHCM nhưng “tác động không quá lớn”.

Thị trường đang có dấu hiệu bị đẩy giá

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nói rằng, lô 3-12 có giá 2,43 tỷ đồng/m2, cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm là mức giá quá ảo so với giá đất thực tế hiện nay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm; thậm chí cao hơn cả giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi của quận 1- nơi có giá đất cao nhất nhưng cũng chỉ hơn 1 tỷ đồng/m2. Với giá trúng đấu giá này, thực tế doanh nghiệp đã bỏ cọc sau đó.

Hiện chưa xác định được thời điểm tổ chức đấu giá lại 2 lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm do TPHCM đang xử lý các vấn đề liên quan đến 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp trúng đấu giá nhưng chưa nộp tiền.

Ông Châu cho biết thêm, ngay sau các cuộc đấu giá đất đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để té nước theo mưa thổi giá, đẩy giá nhà đất tại nhiều địa phương hoặc để nâng giá trị trái phiếu, cổ phiếu…

Không chỉ có doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc để trục lợi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sau các cuộc đấu giá trên.

“ Đến nay,thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng có dấu hiệu bị đầu cơ, giá đất, giá nhà, giá căn hộ đang bị đẩy lên rất cao”, ông Châu lưu ý.

Nên cấm làm dự án trong 2 năm

Từ kết quả vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM đề xuất UBND TPHCM xem xét, kiến nghị Chính phủ cho phép TPHCM được chủ động xác định giá khởi điểm đấu giá; được ấn định tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ cho lô đất cần đấu giá. Cần bổ sung các quy định để chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá như phải kê khai các dự án đang triển khai, kinh nghiệm tham gia đấu giá, năng lực điều hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá. Cần điều chỉnh các biện pháp chế tài như thông báo công khai về hành vi bỏ cọc của doanh nghiệp, không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà đầu tư bất động sản lưu ý gì nếu lạm phát vượt kỳ vọng?

Theo các chuyên gia, giá bất động sản có nguy cơ sụt giảm mạnh nếu như lạm phát vượt quá ngưỡng kỳ vọng. Điều này sẽ gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư bất động sản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN