Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?

Thông tin doanh nghiệp thoái vốn, đặc biệt là doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, thường đẩy giá cổ phiếu lên cao trong ngắn hạn, hấp dẫn dòng vốn đầu cơ.

Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?

Thông tin doanh nghiệp thoái vốn, đặc biệt là doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, thường đẩy giá cổ phiếu lên cao trong ngắn hạn, hấp dẫn dòng vốn đầu cơ.

Thoái vốn là quá trình bán hoặc giảm tỷ lệ sở hữu của một doanh nghiệp trong một công ty hoặc một dự án khác. Doanh nghiệp thực hiện thoái vốn để tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, thu hồi vốn đầu tư nhằm tăng lợi nhuận hoặc giảm nợ.

Việc thoái vốn của một doanh nghiệp sẽ có tác động tới giá cổ phiếu của công ty đó theo xu hướng tăng lên, thậm chí tăng "nóng". Cổ phiếu thoái vốn được nhiều nhà đầu tư săn đón, bởi các công ty thường có xu hướng muốn thoái vốn giá cao nhằm tạo mặt bằng giá mới. Nhà đầu tư cũng kỳ vọng doanh nghiệp thoái vốn sẽ có tăng trưởng tốt trong tương lai, vì khoản tiền thu được sau khi thoái vốn sẽ được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ công ty chứng khoán Yuanta cho biết, trong giai đoạn 2007-2008 và 2015-2016, Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp cùng với thoái vốn Nhà nước đã giúp cho thanh khoản thị trường chứng khoán tăng mạnh. Cụ thể, năm 2009, thanh khoản thị trường tăng 226% so với 2008 từ mức 720 tỷ đồng lên tới 1.623 tỷ đồng một phiên. Đến năm 2018, con số này đạt trên 5.000 tỷ đồng một phiên.

Một số cổ phiếu tăng nóng nhờ thoái vốn như cổ phiếu VNM của Vinamilk, sau khi thoái vốn nhà nước vào cuối năm 2017, đã tăng mạnh từ 130.000 đồng một cổ phiếu lên 214.000 đồng một cổ phiếu tại thời điểm tháng 3/2018, giá thoái vốn là 190.000 đồng một cổ phiếu. Cổ phiếu SAB đã tăng gần 50% sau thông tin Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn tại Sabeco.

Tuy nhiên, dòng tiền chảy vào cổ phiếu thoái vốn chủ yếu là dòng vốn đầu cơ nên sóng tăng ngắn, tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Thường dòng tiền đầu cơ sẽ đẩy thị giá và khối lượng giao dịch tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn, vượt quá kỳ vọng của dòng tiền đầu tư về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Sau khi câu chuyện thoái vốn ngã ngũ, dòng tiền đầu cơ ngắn hạn rút lui, đà tăng giá sẽ khó được duy trì, thậm chí thị giá có thể phải mất nhiều thời gian để quay lại vùng đỉnh. Do đó, chọn cách đầu tư cổ phiếu thoái vốn có thể khiến nhà đầu tư bị "kẹp hàng", chôn vốn hàng năm nếu doanh nghiệp bị gặp trục trặc trong quá trình thoái vốn, M&A (mua bán và sáp nhập).

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tư lâu năm, "đội lái" có thể lợi dụng thông tin thoái vốn để đầu cơ trục lợi, đẩy giá cố phiếu lên cao. Do đó, để tránh rủi ro, người giao dịch không nên mua đuổi các cổ phiếu tăng nóng, cần quan sát thêm tín hiệu từ dòng tiền, các chỉ báo kỹ thuật khác của cổ phiếu đó, có thể chờ đợi các đợt điều chỉnh để tham gia ở vùng giá tốt hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

19 năm trước, Apple ra mắt sản phẩm "huyền thoại" iPod Nano và iPod Shuffle. Đó được coi là một năm quan trọng đối với dòng sản phẩm iPod của "táo khuyết".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Cẩm nang đầu tư F0 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN