Doanh nghiệp ở đất nước hàng đầu thế giới sụp đổ hàng loạt sau thời kỳ Covid-19
Tổng số doanh nghiệp phá sản có thể lên tới 10.000 trong năm tài chính 2024 khi áp lực chi phí tăng lên.
Theo dữ liệu từ viện nghiên cứu Teikoku Databank, Nhật Bản chứng kiến 8.881 công ty phá sản trong năm tài chính 2023, kết thúc vào ngày 31/3/2024, mức cao kỷ lục trong 9 năm qua và tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, Sputnik đưa tin.
“Số vụ phá sản trong năm tài chính 2023 là 8.881 (năm trước là 6.799, tăng 30,6%), nhiều hơn 2.082 so với năm trước. Năm thứ hai liên tiếp, số vụ phá sản tăng so với năm trước và đạt mức cao chưa từng thấy trong 9 năm qua”.
Tổng nợ phải trả ở mức 2,44 nghìn tỷ yên (16 tỷ USD), tăng 4,1% so với năm trước và lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 nghìn tỷ yên trong năm thứ hai liên tiếp sau 10 năm. Điều này bao gồm 19 vụ phá sản quy mô lớn với khoản nợ hơn 10 tỷ yên.
Các ngành dịch vụ, bán lẻ và nhà hàng nằm trong số những ngành bị phá sản nhiều nhất, với mức tăng trưởng 28,7%, 42,5% và 56% hàng năm về số lượng hồ sơ. Ngoài ra, còn có 313 vụ phá sản được đăng ký do “thiếu lao động” và 837 vụ “phá sản do giá cao”, cả hai đều là những con số kỷ lục.
Trong khi sự gia tăng các vụ phá sản phản ánh tình cảnh khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do lạm phát chi phí và thiếu hụt lao động, đây cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chuyển từ thời kỳ hỗ trợ Covid-19 sang một chu kỳ thông thường, đó là doanh nghiệp thành lập và phá sản.
Trong thời kỳ đại dịch, doanh nghiệp được hưởng lợi từ các khoản vay “0-0”, tức là không cần trả lãi hoặc gốc trong một thời gian. Khi thời gian hỗ trợ kết thúc, các khoản hoàn trả tăng vào năm 2023. Trong số các doanh nghiệp phá sản, có 622 vụ là từ các công ty nhận khoản vay 0-0, tăng 14%.
Một nhân viên ngành tài chính ở khu vực Kanto nhận xét rằng nhiều công ty sẽ phá sản vì giá nguyên liệu và nhiên liệu tiếp tục tăng. Ngoài việc hoàn trả các khoản vay bằng 0 và giá cả tăng cao, giới hạn về thời gian làm thêm giờ trong ngành xây dựng và hậu cần đã có hiệu lực vào tháng 4 này. Trong bối cảnh tuyển dụng lao động như tài xế ngày càng khó khăn, số vụ phá sản do thiếu lao động đã lên tới 191 trong tất cả các ngành vào năm tài chính 2023 và có khả năng còn tăng thêm.
Nobuo Tomoda, giám đốc điều hành của Tokyo Shoko Research cho biết: “Chi phí vận tải tăng do thiếu lao động trong ngành hậu cần sẽ tác động đến nhiều ngành công nghiệp”.
Nói về khả năng chi phí vay có thể tăng trong nửa cuối năm tài chính 2024, Tomoda nói rằng “đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào các công ty vốn xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên giả định lãi suất thấp và rất có khả năng số vụ phá sản sẽ vượt quá 10.000 trong năm tài chính 2024”.
Trong khi các công ty gặp khó khăn đang rút khỏi thị trường, các công ty khởi nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Theo cơ sở dữ liệu khởi nghiệp ban đầu, vốn rót vào các startup năm 2023 ước đạt tổng cộng khoảng 850 tỷ yên. Mặc dù thấp hơn mức cao kỷ lục khoảng 970 tỷ yên vào năm 2022 nhưng con số này vẫn gấp 1,7 lần mức khoảng 500 tỷ yên của năm 2018.
Từng được xem là mô hình độc lạ giữa thành phố Toronto - Canada sầm uất, đắt đỏ, quán cà phê trả tùy tâm của người đàn ông tên Gabriel Sims-Fewer phải...
Nguồn: [Link nguồn]