Doanh nghiệp BĐS có thể phát hành trái phiếu để đảo nợ trong năm 2023?

Doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản có thể phát hành trái phiếu để đảo nợ trong năm 2023 là một trong những vấn đề được các chuyên gia đề cập tại tọa đàm "Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023”.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, bất động sản (BĐS) là câu chuyện dòng tiền rất lớn, gắn chặt với thị trường tài chính và hệ thống tài chính ngân hàng. Do đó, cần thúc đẩy cả 2 thị trường này.

Theo ông Thành, trước mắt cần tạo ra môi trường chính trị ổn định để tạo dựng lại lòng tin khi thị trường bị đổ vỡ, đóng băng. Thứ hai là minh bạch các vấn đề pháp lý liên quan đến tài chính và tiền tệ.

Nếu xử lý được hai vấn đề vừa nêu thì mối quan hệ giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp BĐS mới có thể về trạng thái dòng tiền dịch chuyển bình thường.

Minh họa cho chia sẻ của mình, chuyên gia Võ Trí Thành lấy câu chuyện của Trung Quốc – quốc gia có những nét tương đồng về BĐS và tiền tệ với Việt Nam.

Theo đó, đầu tiên cần phải đảm bảo rằng các điều kiện để dòng tiền có thể tiếp sức, “bơm máu” cho các dự án BĐS không quá ngặt nghèo.

Thứ hai, để các doanh nghiệp BĐS thực hiện dự án tiếp tục phát hành trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền được tiếp tục.

Thứ ba là chính sách cần tập trung để giải quyết, phát triển quan hệ cung cầu dựa trên nhu cầu thật.

Chuyên gia cho rằng, cần để các doanh nghiệp BĐS thực hiện dự án tiếp tục phát hành trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền được tiếp tục.

Chuyên gia cho rằng, cần để các doanh nghiệp BĐS thực hiện dự án tiếp tục phát hành trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền được tiếp tục.

Liên quan đến các dự án BĐS, tại tọa đàm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) chỉ ra, trong 2 thập kỷ qua, khó khăn lớn nhất mà ngành BĐS gặp phải là là vướng mắc về pháp lý, chiếm tỉ lệ 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS, các dự án BĐS.

Thứ hai là là vướng mắc, bất cập trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ ba là thị trường BĐS đang có sự lệch pha cung cầu quá lớn, trong khi cơ cấu sản phẩm trên thị trường phát triển mất cân đối.

Để xử lý vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương kể từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đặc biệt trong năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18, đặt mục tiêu cụ thể, đến hết năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và một số luật liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Hiện Chính phủ đang nỗ lực thực hiện mục tiêu rất quan trọng đó.

Đồng thời, trong 4 ngày liên tiếp từ ngày 12-15/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký 4 công điện: Công điện thúc đẩy giải quyết vấn đề tín dụng; công điện giải quyết vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; công điện tháo gỡ vướng mắc khó khăn của thị trường BĐS, và công điện chỉ đạo giải quyết vấn đề lao động.

Cuối cùng, ông Võ Chí Thành bày tỏ: "Trong giai đoạn khó khăn này, không phải chúng ta chỉ sửa, chỉnh. Bởi việc vận hành trở lại thị trường rất quan trọng nhưng đồng thời chúng ta cũng phải nhìn nhận tổng thể để có công cuộc cải cách với thị trường này, tái cấu trúc, cải tổ thị trường này từ cấp vĩ mô (cấp chính sách), cho đến cấp vi mô (cấp doanh nghiệp) để thị trường bật dậy".

Tận thấy khu ‘đất vàng' rộng 11.000 m2 ở TPHCM vừa bị yêu cầu cưỡng chế thu hồi

Sau gần 2 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất, Công ty CP Giáo dục Sài Gòn vẫn chưa trả lại đất cho Nhà nước mà vẫn chiếm dụng, cho thuê trái phép làm điểm tập kết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lộc Liên ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN